Đốt vàng mã – 'người âm' có nhận được không?
“Chúng ta sống hiếu thảo với tiên tổ, với ông bà cha mẹ là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta biết đốt vàng, đốt mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được”.
Những ngày lễ Tết không chỉ là khoảng thời gian gia đình được quây quần, sum họp sau một năm làm việc vất vả mà còn là dịp con cháu được báo hiếu gia tiên, tiền tổ, mong muốn những người đã khuất được về ăn Tết, đón mừng năm mới. Vào ngày 30 Tết, cả gia đình sẽ làm lễ cúng tất niên mời gia tiên về nhà ba ngày đón Tết cùng con cháu. Đến ngày mùng Ba, gia đình sẽ làm lễ hóa vàng để tiễn các cụ lại trở về nơi “âm cảnh”. Tuy nhiên tục lệ đốt vàng mã cho gia tiên dưới “suối vàng” được sử dụng có phải là cách báo hiếu đúng đắn không? Liệu người đã khuất có nhận được đồ chúng ta “gửi” hay không? Hãy cùng tìm hiểu về tục đốt vàng mã qua lời giảng của Đại đức Thích Trúc Thái Minh:
Tục đốt vàng mã xuất phát từ đâu?
Thời vua chúa xa xưa, khi nhà vua sống thì có kẻ hầu, người hạ; đến lúc vua băng hà thì hoàng hậu, cung phi, mỹ nữ, cho đến tiền của, vàng bạc, châu báu cũng phải chôn theo. Vì họ quan niệm rằng: khi sang thế giới bên kia thì vẫn làm vua và sống một cuộc đời như trên trần thế. Sau này, khi xã hội tiến bộ, văn minh hơn người ta đã nghĩ ra người giả gọi là hình nhân làm bằng giấy, đất sét, các chất bồi lên và ghi tên lên người hình nhân này để thay thế cho người sống. Họ lấy tre, nứa đan thành thỏi vàng, làm vàng bạc châu báu rồi dán giấy vàng lên. Sau đó chôn số vàng bạc giả cùng người hình nhân này theo người chết. Một thời gian sau, họ thấy chôn như vậy không phù hợp thì lại nghĩ ra cách đốt, hóa những hình ảnh tượng trưng được làm bằng giấy. Từ đó tập tục đốt hóa vàng mã đã ra đời.
Đốt vàng mã có lợi ích gì cho người chết không?
Hiện nay, trong việc cúng lễ của nhiều gia đình, chúng ta thấy vừa có hình nhân thế mạng, vừa có vàng mã. Số tiền mua sắm vàng mã để đốt hóa có thể lên đến hàng trăm triệu và đa dạng các sản phẩm như: ô tô, nhà cửa, máy bay, điện thoại,…
Đối với việc đốt vàng mã, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải theo quan điểm của nhà Phật: “Chúng ta sống hiếu thảo với tiên tổ, với ông bà cha mẹ là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta biết đốt vàng, đốt mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được”. Theo lời Đại đức chia sẻ thì cách để người mất nhận được hưởng lợi ích là mỗi thành viên trong gia đình nên thực hành theo lời Phật dạy trong kinh Địa Tạng: không sát sinh cúng tế sẽ được lợi ích. Trong ngày cúng Tất niên, cúng giao thừa, và cúng trong 3 ngày Tết, mỗi nhà nên làm mâm cơm cúng chay, làm phước, cúng dường Tam Bảo và hồi hướng cho ông bà tiên tổ thì các cụ được phước báu từ những việc làm lành thiện ấy.
Như vậy, qua lời Phật dạy, chúng ta thấy rõ mỗi cõi có một cảnh giới riêng, không phải như suy nghĩ của chúng ta là “Trần sao âm vậy”. Chúng ta muốn cúng thí cho thân nhân đã khuất của mình thì nên theo lời Phật dạy, cúng tế đồ chay tịnh, cúng dường Tam Bảo, làm các việc thiện lành, rồi nương nhờ sức từ Tam Bảo hồi hướng cho họ được thọ hưởng. Đây là việc làm lợi ích cho người mất kẻ còn sống được phúc lạc.
Từ lời khai thị trí tuệ của Đức Như Lai qua lời giảng giải của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, mong rằng các Phật tử sẽ áp dụng những lời dạy này để làm cho ông bà cho mẹ đã khuất được nhiều lợi lạc, no đủ trong năm mới.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm