Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 23/05/2023, 06:19 AM

Đức Phật dạy đệ tử đừng lãng phí

Lúc đức Phật còn tại thế, có một vị đệ tử được người ta cúng dường quần áo, mặc chỉ hai ba hôm là đã dơ bẩn, rách rưới ; lúc ăn cơm, bát cơm chưa vét hết là đã đứng dậy mà đi, không hề biết giữ gìn tiếc rẻ vật dụng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có một hôm, đức Phật bảo người này hãy cởi bỏ áo cà sa vào thành khất thức. Khi ông vào thành, những người lúc trước vẫn thường cúng dường ông thì hôm nay thấy ông, nhất định không ai chịu cúng dường.

Vừa thấy ông trở về, đức Phật hỏi :

– Hôm nay ông được cúng dường những gì?

– Bạch Thế Tôn, hôm nay con không nhận được gì hết. Thỉnh Thế Tôn cho con mặc áo cà sa trở lại.

– Ta tính trả lại cho ông tấm áo cà sa mà ông gởi cho ta giữ nhưng lại quên mất để nó ở chỗ nào. Thôi thì ở đây có mớ bông gòn, ông có thể lấy mà tự may áo cà sa mặc cũng được.

Ðức Phật giao cho vị đệ tử này một bó bông gòn, ông cầm lấy tự nghĩ, làm sao mà may áo với những thứ này ? Ông nói với một giọng châm biếm:

– Bạch Thế Tôn, con không phải là nhà ảo thuật, làm sao có thể may áo cà sa với mớ bông gòn này?

– Áo cà sa là do bông gòn làm thành, không cần phải là nhà ảo thuật mới có thể làm được, có một vài công việc cố định phải làm, và ai cũng có thể làm được. Nhưng để biến bông gòn thành vải phải mất rất nhiều công lao gian khổ, phải hái bông gòn, kéo thành sợi, dệt thành vải, sau đó cắt may mới thành được một tấm cà sa. Áo cà sa mà ông đang cần đó, phải làm như thế mới có được – Ðức Phật trả lời vị đệ tử.

Người này kinh ngạc hỏi :

– Trời ơi, phiền phức đến thế sao?

– Phải rồi, muốn làm thành một tấm cà sa phải trải qua bấy nhiêu đó gian khổ. Vì thế ông phải biết gìn giữ đồ vật, mà không phải chỉ có quần áo mà thôi đâu. Ta thấy ông ăn cơm cũng phí phạm như thế. Ông phải biết, một hạt thóc là do người nông phu phải cực nhọc làm lụng mà ra. Hạt thóc ấy muốn nấu cho thành cơm, thì phải gieo mạ, nhặt cỏ, bỏ phân, tưới tẩm v.v… Chúng ta được sống qua ngày một cách an ổn như thế này là do sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chúng ta không nên quên lãng ân huệ ấy, mà phải dùng cái tâm tri ân để giữ gìn đồ đạc mà họ cúng dường cho chúng ta, và lấy sự tu hành chuyên cần để báo đáp ơn thí chủ.

Ðức Phật không phải là một vị chuyên môn trong vấn đề tài chánh, và tài sản, châu báu đối với Ngài không có ý nghĩa gì. Nhưng dầu là một cọng cỏ, một nhánh cây trên thế gian này, không có vật gì là Ngài không cẩn thận gìn giữ. Có thể nói Ngài là nhà kinh tế lỗi lạc nhất.

Trích “Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn”

Việt Dịch: Diệu Hạnh Giao Trinh

 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: bài kinh cứu khổ

Tư liệu 11:17 09/05/2024

Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi: Tại sao con khóc? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói:

Cả dãy phố cháy rụi chỉ trừ hai quán cơm chay

Tư liệu 16:30 08/05/2024

Sau trận hỏa hoạn, có một người phụ nữ sống gần đó đến hỏi bà chủ quán chay: Nhà bà thờ thần thánh gì mà được điều không thể nghĩ bàn này?

Chuyện ly kỳ về chú chó nghe Kinh

Tư liệu 09:45 07/05/2024

Tôi niệm Phật với nó một lúc, sau đó tôi vào nhà hỏi chú Tư về chuyện con chó. Chú bảo ba ngày nữa sẽ thịt nó để liên hoan, tôi nói sơ qua với chú về nhân quả tội phước, nhưng chú không chịu tin.

Hoài niệm Hòa thượng Thích Trí Thủ

Tư liệu 08:37 06/05/2024

Một buổi chiều xuân năm 1958, tôi lên núi Trại Thủy Nha Trang, thăm chùa Hải Đức. Tôi không vào chùa, tôi đi dạo chung quanh chùa nhìn tứ-vọng-cảnh, rồi ra sân xem những chậu hường, lấy giống từ Đà Lạt.

Xem thêm