Giá trị về sự thành đạo của Đức Phật
Nhân loại đang trong cơn băng hoại và suy thoái đạo đức trước sự cám dỗ của vật chất hiện đại. Đã đến lúc mọi người cần phải quay lại chính mình và ứng dụng lời dạy của Đức Phật trong đời sống thường nhật. Đây là con đường duy nhất để thăng tiến đạo đức tâm linh và sự sinh tồn của nhân loại.
Đức Phật dạy phương pháp tu tập mang lại an lạc ngay trong hiện tại
"Vì đại sự nhân duyên Như Lai ra đời, vì sự lợi ích, an lạc cho chư thiên và loài người Như Lai xuất hiện ở đời” (Pháp hoa kinh). Bằng chứng rõ ràng, suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, Thế Tôn giáo hóa vô số chúng sanh thấm nhuần giáo lý, thể nhập sự an lạc, thanh tịnh ngay trong đời sống hiện tại. Giáo lý ứng dụng cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi trình độ, mọi xã hội, giáo lý của mọi thời đại.
Một hôm vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) từ Nangaraka đến thị trấn Medalumpa của dân chúng Sakka để yết kiến Thế Tôn. Khi gặp Thế Tôn nhà vua cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hôn xung quanh chân Thế Tôn, tay xoa rờ xung quanh chân và tự xưng tên:
-Bạch Thế Tôn, con là vua Pasenadi nước Kosala.
- Thế Tôn hỏi: “thưa đại vương, do thấy nguyên nhân gì, đại vương lại hạ mình tột bực như vậy đối với thân này và biểu lộ thân ái như vậy?"
- Bạch Thế Tôn, con có pháp truyền thống (Dhammanvaya) này đối với Thế Tôn. “Thế Tôn là bậc Chánh đẳng giác, pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chư Tăng đệ tử Thế Tôn khéo tu tập, hành trì.”…. Lại nữa, Bạch Thế Tôn, con đi du hành tản bộ từ công viên này đến công viên khác, từ cung uyển này đến cung uyển khác. Ở đấy con thấy một số Sa-môn, Bà-la-môn gầy còm, khốn khổ, da xấu, bạc nhợt, tay chân gân nổi, hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này sống Phạm hạnh không được hoan hỷ hay có những ác nghiệp được giấu kín.
Do vậy, các vị Tôn giả này mới gầy mòn…. Con đi đến các vị ấy và hỏi:
"- vì sao chư Tôn giả lại gầy mòn, khốn khổ, da xấu…. Hình như không có gì đẹp mắt để người ta nhìn?"
Các vị ấy trả lời như sau:
"- Tâu Đại vương, chúng tôi bị bệnh gia truyền."
Còn ở đây, bạch Thế Tôn, con thấy các Tỳ-kheo hân hoan, phấn khởi, hỷ lạc, các căn thoải mái, không dao động, bình tĩnh, sống dựa vào (sự hỷ cúng) của người khác, với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật sự các bậc Tôn giả này ý thức được một sự tối thắng thù diệu nào trong giáo lý Thế Tôn, một sự thành đạt tuần tự nên các Tôn giả này hân hoan, phấn khởi…., với tâm tư như con thú rừng. Bạch Thế Tôn đây là pháp truyền thống của con đối với Thế Tôn. (Kinh Pháp Trang Nghiêm, Trung Bộ II, tr. 616-618, xuất bản năm 1992).
Câu chuyên trên cho thấy rằng, giáo pháp của Thế Tôn có công năng giaỉ thoát phiền não khổ đau ngay trong hiện tại.
Ngày nay, nhiều trung tâm tu thiền của Phật giáo ở khắp mọi nơi trên thế giới đã và đang đóng góp vào phận sự giải tỏa những căn thẳng thần kinh, suy sụp tinh thần, khủng hỏang tinh thần của con người do xã hội vật chất của thời đại gây ra. Ấy không phải công năng và diệu dụng của giáo lý Đức Phật hay sao?
Đức Phật là nhà cách mạng đầu tiên về nhân quyền và bình đẳng
Đức Phật là nhà cách mạng nhân quyền và bình đẳng đầu tiên của nhân loại, Ngài dõng mãnh phá bỏ truyền thống phân chia giai cấp lâu đời của giai cấp Bà-la-môn nhằm củng cố quyền lợi và địa vị thời bấy giờ. Ngài tuyên bố hùng hồn: "không có giai cấp khi nước mắt mọi người đều mặn và máu đều đỏ như nhau.” Chủ nghĩa bình đẳng được thể hiện rõ trong giới luật và đời sống Tăng đoàn, tiêu biểu nhất là sáu pháp lục hòa là thước đo trung thực nhất về tính bình đẳng nhất quán được áp dụng trong đời sống sinh hoạt của Tăng đoàn.
Lại nữa, nguồn gốc xuất thân và địa vị theo phân chia của thế gian không có trong Tăng đoàn của Ngài. Mọi người khi vào Tăng đoàn đều phải từ bỏ tất cả sự phân biệt cuả thế thường mà phải cử xử theo pháp và luật của tăng đoàn. Điều này cho thấy Đức Phật từ bi quảng đại đối xử mọi người bằng lòng bình đẳng. Sau đây là đoạn kinh tiêu biểu cho tinh thần này: "Này các Tỷ-kheo, tất cả nước các sông, suối, ngòi, lạch khi chưa đổ nước ra biển nó mang tên riêng của nó, nhưng khi đã đổ nước ra biển nó mang tên chung là nước đại dương chứ không còn mang tên riêng của nó như trước kia nữa. Cũng như vậy, khi các Tỷ-kheo khi gia nhập vào Tăng đoàn sẽ không còn mang tên họ như trước đây nữa mà mang tên chung là chư vị khất sĩ, Thích tử của Như Lai.”
Đỉnh cao của bình đẳng và nhân quyền là năm giới cho người tín đồ tại gia, là năm tiêu chuẩn mẫu mực tạo nền móng đạo đức, hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, sâu xa hơn nữa là thềm bậc để bước đến đời sống xuất gia giải thoát thanh cao.
Giáo pháp của Đức Phật có giá trị miên viễn: sơ thiện, trung thiện và hậu thiện.
Này các Tỷ-kheo: "Nước của đại dương chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy pháp và luật này chỉ có một vị là vị giải thoát.” (Cảm Hứng Ngữ: Udana) trong một bài kinh khác Đức Phật tuyên bố: “Này các Tỷ-kheo xưa cũng như nay Như Lai chỉ thuyết về khổ và con đường diệt khổ."
Lại nữa, trong Kinh Di Giáo, trước khi Thế Tôn vào niết-bàn Ngài đã hỏi chư vị Khất sĩ có còn điểm nào còn nghi ngờ hoặc chưa hiểu về giáo pháp hãy trình lên để Thế Tôn sẽ tùy nghi giảng giải.
Chư Tỷ-kheo im lặng, Tôn giả Ananda đại diện đại chúng bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn tất cả đại chúng im lặng vì không có vị nào còn nghi ngờ hoặc chưa hiểu giáo lý. Thế Tôn, cho dù mặt trăng trở nên nóng và mặt trời trở thành lạnh; giáo pháp Thế Tôn thuyết giảng cũng không bao giờ thay đổi giá trị và nghĩa lý."
Thật vậy, theo dòng thời gian, đã hơn 25 thế kỷ qua, nhưng chân lý tứ đế vẫn sáng ngời không hề xê dịch nghĩa lý bởi vì giáo pháp được bậc giác ngộ tự thân chứng tri, tự thân liễu tri. Đó là giáo pháp mang tính miên viễn sơ thiện, trung thiện và hậu thiện.
Ngày nay, nhân loại đang trong cơn băng hoại và suy thoái đạo đức trước sự cám dỗ của vật chất hiện đại. Đã đến lúc mọi người cần phải quay lại chính mình và ứng dụng lời dạy của Đức Phật trong đời sống thường nhật. Đây là con đường duy nhất để mọi người cùng thăng tiến đạo đức tâm linh và tránh xa nạn hủy diệt văn hóa, văn minh và sự sinh tồn của nhân loại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm