Kinh quy luật cái chết

Thưa đại vương, bất luận là ai, dù là Sa-môn, Bà-la-môn hay Phạm Thiên, dù là vua hay dân, hễ ai có sự sống thì không thể tránh khỏi bốn quy luật này: một là phải bị già, hai là phải bị bệnh, ba là phải bị chết, bốn là phải bị hoại.

Chính tôi được nghe, một hôm nọ khi vua Ba-tư-nặc đang chăm chú nghe Đức Phật khai thị pháp yếu, bỗng có một viên lính ngự lâm, cung kính vào kề tai nhà vua báo tin rằng Hoàng hậu Ma-li-ka vừa mạng chung. Nghe hung tin, bất giác vua Ba-tư-nặc đờ người, dáng vẻ sững sờ, mất hết thần sắc. Nhân đó, Đức Phật đã tuyên nói về quy luật của cái chết như sau: 

- Thưa đại vương, bất luận là ai, dù là Sa-môn, Bà-la-môn hay Phạm Thiên, dù là vua hay dân, hễ ai có sự sống thì không thể tránh khỏi bốn quy luật này:

Một là phải bị già.

Hai là phải bị bệnh.

Ba là phải bị chết.

Bốn là phải bị hoại.

- Thưa đại vương, đối với ai chưa nhận thức rõ được quy luật này thì khi phải bị già và già đến, khi phải bị bệnh và bệnh đến, khi phải bị chết và chết đến, khi phải bị hoại và hoại đến, sẽ bị đau khổ và sầu muộn chinh phục và khống chế. Sự tình như vậy quả thật là bất lợi và bất hạnh lâu dài.

- Thưa đại vương sống chết là một quy luật mà con người và các loài hữu tình phải có một lần trải qua. Do đó, đại vương nên tâm niệm rằng: “Không phải chỉ riêng ta lâm vào cảnh biệt ly đau đớn như vậy. Các loài hữu tình có đến phải có đi, có sanh phải có diệt, có hợp phải có tan. Quy luật này không ai có thể tránh khỏi.” 

- Thưa đại vương, nếu đại vương không nhận thức được điều đó, đại vương sẽ bị đau khổ, than khóc; bất tỉnh khống chế và chinh phục. Lúc ấy đại vương có thể biếng ăn, nhác ngủ. Thân thể và tôn nhan của đại vương do đó trở nên sa sút và xấu đi. Việc triều chính sẽ bị bỏ bê. Bạn bè sẽ lo buồn, nhưng kẻ thù và bọn nội loạn sẽ hân hoan, mừng rỡ vì có được cơ hội tốt để làm việc bất chánh.

- Thưa đại vương, đại vương hãy nên bình tĩnh, không nên thương tưởng, bi lụy quá lắm. Xin đại vương hãy can đảm nhổ lên mũi tên sầu muộn có tẩm thuốc độc mà những ai không nhận thức được lời dạy này sẽ bị bắn trúng, sanh ra đau khổ. Bình tĩnh, thản nhiên trước quy luật cái chết, đại vương sẽ làm cho chính mình hoàn toàn tịch tịnh.

phat-danh-ton-thang-03-1024x576

Lúc ấy, Đức Phật nhìn khắp đại chúng rồi lập lại lời Kinh bằng bài kệ sau đây:

Chớ sầu và chớ khóc than,

Khi người thân thuộc bẽ bàng ra đi.

Khóc than nào có ích gì !

Kẻ ác có dịp mưu ly hại người.

Thế nên những bậc trí nhân

Trong cơn nguy khốn vẫn hằng thản nhiên.

Lo toan mọi thứ cho yên,

Tụng kinh, làm phước gieo duyên an lành.

Hồi hướng đến khắp chúng sinh,

Kẻ còn người mất phước lành trọn nên.

Sau khi nghe Đức Phật dạy về quy luật cái chết và cách lo tang lễ, vua Ba-tư-nặc không còn ưu tư, sầu muộn nữa. Ông lạy tạ Đức Phật, trở về hoàng cung, y theo lời Phật dạy, lo tang lễ cho Hoàng hậu một cách chu toàn và đúng chánh pháp. 

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ ngôi nhà cháy (P.2)

Kinh Phật 10:20 15/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên hoa sử dụng hình ảnh các loại xe đại diện cho các phương pháp tu, mỗi người có một pháp môn ưa thích riêng, người hành theo bố thí Bồ tát đạo, người quán 12 nhân duyên, người ẩn cư, người tu pháp Bắc truyền…

Kinh A Di Đà bằng tranh

Kinh Phật 08:22 15/12/2024

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược (P.1)

Kinh Phật 17:19 14/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa thuộc kiểu kép giữa pháp và ví dụ. “Diệu” là diệu kỳ, diệu pháp muốn nói tới sự màu nhiệm của pháp, ở đây là so sánh với hoa sen (Liên hoa). Hoa sen được ví dụ cho "pháp", tuy mọc ở nơi bùn bẩn nhưng lại không nhiễm bẩn.

Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược (phần 3)

Kinh Phật 13:57 12/12/2024

Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu.

Xem thêm