Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/01/2016, 04:13 AM

Hải Phòng: Hội thảo chùa Mét và những giá trị lịch sử văn hóa

Sáng ngày 25/11/Ất Mùi (4/1/2016), tại chùa Mét (Tiên Hương tự) thuộc thôn Lê Lợi, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng đã diễn ra Hội thảo Khoa học "Chùa Mét – Những giá trị lịch sử văn hóa nhân kỷ niệm 430 năm ngày mất của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Danh nhân văn hoá, nhà hiền triết, nhà chính khách, nhà sư phạm, nhà dự báo, nhà thơ và cũng là cây đại thụ toả bóng gần suốt cả thế kỷ thứ XVI"

HT.Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; ông Nguyễn Tràng Thành, Phó Chủ tịch UBMTTQVN Tp.Hải Phòng; ông Lê Văn Nhã, Trưởng BTG Tp.Hải Phòng; Ts.Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Hội LHCHKH Tp.Hải Phòng; PGS.TS Chu Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; nhà sử học Ngô Đăng Lợi cùng các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về lĩnh vực khoa học lịch sử, tôn giáo, đại diện các sở, ban ngành thành phố, đại diện chính quyền, MTTQ huyện Vĩnh Bảo, xã Cổ Am và nhân dân, Pp

Thay mặt cho đoàn chủ tọa, HT.Thích Quảng Tùng đọc diễn văn khai mạc Hội thảo. Chùa Mét được xây dựng từ thời Hậu Trần trên khu vực rừng Mét xưa nay thuộc thôn Lê Lợi, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo. Theo văn bia để lại, chùa Mét do cụ Trần Khắc Trang – Vị tướng thời Trần, thủy tổ dòng họ Trần ở Cổ Am xây dựng. Ban đầu chỉ là ngôi chùa nhỏ có tên là “ Hương tản tự”, sau đổi tên thành “ Thiên Hương Tự”. Ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, chùa Mét còn có ý nghĩa về mặt giáo dục. Đây chính là ngôi trường đầu tiên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Một danh nhân văn hóa của nước ta vào thế kỷ XVI và thầy dạy học của Nguyễn Tất Đạt ( tức Nguyễn Bỉnh Khiêm) – Ông Trần Ông Sóc là nhà sư của chùa và cũng là sự mở đầu cho truyền thống hiếu học của người dân Cổ Am, Vĩnh Bảo. Nhằm làm rõ lịch sử của Phật giáo Hải Phòng, những dấu ấn, ảnh hưởng của Phật giáo thời Trần đối với những danh nhân văn hóa như trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và vùng đất Hải Phòng. Đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Hải Phòng, xây dựng không gian văn hóa, đời sống tâm linh của người dân Hải Phòng hiện nay, GHPGVN thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “ Chùa Mét – Những giá trị lịch sử văn hóa”.
 
Hội thảo khoa học: “ Chùa Mét – Những giá trị lịch sử văn hóa” được chìa làm 2 phiên. Phiên 1: Giá trị lịch sử, văn hóa, Phật giáo chùa Mét và những ảnh hưởng của Phật giáo thời Trần tại vùng đất Hải Phòng và phiên 2: Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với chùa Mét và Phật giáo ở Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng với các chủ đề được đưa ra thảo luận như sau: 

Giá trị lịch sử, văn hóa, Phật giáo chùa Mét. 

Những ảnh hưởng của Phật giáo thời Trần tại vùng đất Hải Phòng. 

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với Phật giáo và chùa Mét. 

Phát huy những giá trị di sản Phật giáo Hải Phòng, của chùa Mét, Cổ Am trong xây dựng không gian văn hóa, không gian tâm linh Hải Phòng hiện nay 

Trong suốt thời gian 4 tiếng đồng hồ, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, các nhà khoa học, các phó giáo sư, tiến sỹ đầu ngành đã trình bày 7 trong số 18 báo cáo khoa học được gửi đến Hội thảo lần này xoay quanh 4 chủ đề đã nêu trên đây.
 
Tại buổi hội thảo, Thượng tọa Thích Thanh Giác đã có 2 bài báo cáo khoa học về Những dấu tích thiêng liêng của vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đất Hải Phòng và bài Chùa Mét – Di sản trung tâm của quần thể di tích lịch sử - văn hóa xã Cổ Am nhằm khẳng định lại mốc son lịch sử của chùa Mét gắn liền với tên tuổi của danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Hội thảo đã kết thúc trong không khí hòa hợp, đoàn kết, thẳng thắn và cởi mở. Đồng thời khẳng định được giá trị lịch sử, văn hóa của chùa Mét đối với thành phố Hải Phòng cũng như khẳng định được công trạng, tầm ảnh hưởng của danh nhân văn hóa, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với sự phát triển văn hóa, tâm linh của thành phố cảng Hải Phòng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
 
 

Nguyễn Thành Trung

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm