Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/07/2024, 15:18 PM

Hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng bị pháp luật xử lý ra sao?

Phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng... nghe có vẻ hi hữu vì là việc khó làm, người bình thường không dám nghĩ tới vì ít nhiều cũng sợ quả báo. Tuy nhiên, cũng có những người "vô pháp vô thiên" làm những việc này. Pháp luật có quy định nào trong xử lý các hành vi này?

Hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

- Trong trường hợp hành vi không đủ mức độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi này vẫn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi phá hoại tài sản là đình, chùa, miếu, đền thờ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi này còn bị áp dụng những hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Căn cứ tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định như sau:

- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

* Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức

- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

- Tài sản là bảo vật quốc gia

- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác

- Để che giấu tội phạm khác

- Vì lý do công vụ của người bị hại

- Tái phạm nguy hiểm.

* Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015

* Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo đó, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để xem xét áp dụng khung hình phạt phù hợp đối với người có hành vi phá chùa, cơ sở tôn giáo, đập tượng theo quy định trên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh

Kiến thức 19:30 31/10/2024

Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.

Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý

Kiến thức 18:30 31/10/2024

Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Xem thêm