Cư sĩ thuyết pháp có được không?
Theo Tổ tư vấn báo Giác Ngộ, vấn đề cư sĩ thuyết pháp đã có từ thời Thế Tôn.
Bấy giờ, trong chúng đệ tử tại gia, có những vị cư sĩ thông tuệ, hiểu rõ Chánh pháp, thường tuyên thuyết giáo pháp khiến nhiều người thức tỉnh, quy hướng Tam bảo, tu học theo Phật pháp. Đức Phật và các bậc Thánh tăng thời bấy giờ luôn ca ngợi, tán thán hạnh lành này của các Phật tử.

Nam cư sĩ Citta ở Macchikāsaṇdika là vị thuyết pháp hay nhất. Đức Phật đã ca ngợi: “Trong các vị đệ tử nam cư sĩ của Ta, này các Tỳ-khưu, thuyết pháp, tối thắng là Citta ở Macchikāsaṇdika” (Kinh Tăng chi bộ, chương Một pháp, phẩm Người tối thắng). Hay như nữ cư sĩ Visàkhà Migàramàtà, tuy được Thế Tôn tán thán là bố thí tối thắng nhưng có biệt tài nói pháp, trợ duyên, cảm hóa gia đình chồng quy hướng Tam bảo.
Theo dòng lịch sử, những cư sĩ hoằng pháp sâu rộng như Duy-ma-cật (Ấn Độ), Bàng Uẩn (Trung Hoa), Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ (Việt Nam). Thời cận đại, các vị cư sĩ như Tâm Minh-Lê Đình Thám, Chánh Trí-Mai Thọ Truyền, Nguyên Tánh-Phạm Công Thiện v.v… là giáo thọ của các Phật học đường.
Hiện tại có bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cư sĩ Nguyên Giác-Phan Tấn Hải (Hoa Kỳ) v.v… là diễn giả, soạn giả Phật học có công đức hoằng pháp và sức ảnh hưởng khá lớn trong giới học Phật.
Trước đây, việc cư sĩ đăng đàn diễn thuyết Phật pháp khá phổ biến, hàng cư sĩ trí thức Phật giáo tham gia nhiệt tình. Không chỉ môi trường đại học, các trại huấn luyện (Gia đình Phật tử) mà còn trong các Phật học đường, giảng đường của chùa viện đều có cư sĩ thuyết trình, thuyết pháp. Chính điều này đã tạo ra không khí hoằng pháp sôi nổi, đa dạng và rộng khắp.
Những năm gần đây, việc thỉnh mời cư sĩ thuyết trình, thuyết pháp không mấy phổ biến. Một phần, sau nhiều năm đào tạo, hiện có nhiều chư vị Tăng Ni đủ năng lực hoằng pháp. Dĩ nhiên, vị xuất gia đầu tròn áo vuông thăng tòa thuyết giảng Phật pháp sẽ ý nghĩa và trang nghiêm hơn.
Tuy vậy, với các diễn thuyết, chia sẻ hay thuyết trình có nội dung kết hợp Phật pháp với đời sống, xã hội như: Ăn chay, dưỡng sinh, dinh dưỡng, trị liệu, quản trị, kinh doanh, khoa học, môi trường… thì rất cần sự tham gia của các Phật tử.
Mặt khác, chia sẻ đạo lý và định hướng nhân cách sống (theo triết lý Phật giáo) cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chính là trách nhiệm hoằng pháp của hàng cư sĩ. Chỉ có các cư sĩ mới có thể làm tốt chức năng hoằng pháp cho mọi người trong thực tiễn đời sống xã hội. Muốn được vậy, các cư sĩ cần học tập Phật pháp và thường xuyên thuyết pháp.
Như thế, được nghe pháp từ chư vị Tăng Ni là quý hóa, nếu nghe pháp từ vị cư sĩ càng hoan hỷ. Ai cũng biết thuyết pháp cần khế lý (đúng pháp), khế cơ (đúng người), khế thời (đúng lúc) và khế xứ (đúng nơi). Với những đạo lý căn bản như kính tin Tam bảo, tôn trọng đạo đức, tận tâm hiếu thảo, tin sâu nhân quả, bố thí cúng dường, vun bồi phước đức, bỏ ác làm lành, từ bi cứu giúp, phụng sự tha nhân…, các vị cư sĩ cần sẻ chia với tất cả mọi người.
Chỉ cần người nghe tâm đắc và ứng dụng một trong những đạo lý ấy thì cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn lên. Đó chính là mục đích và ý nghĩa thuyết pháp. Quan trọng hơn, thuyết pháp không chỉ cho người mà thực sự cho chính mình. Người hay thuyết pháp, nói ra lời đạo lý sẽ tự nhìn lại chính mình, nếu chưa tương ưng thì điều chỉnh. Điều chỉnh được như Chánh pháp thì gọi là tu.
Theo Giác Ngộ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm