Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/02/2020, 12:39 PM

Hình ảnh không đẹp khi đi lễ chùa: Trèo lên mái chùa chụp ảnh

Cửa chùa là nơi thanh tịnh, trang nghiêm...để quý Phật tử tìm về sự an lạc trong thân tâm. Thế nhưng những hành động như trèo lên mái chùa chụp ảnh, xả rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy... là những hình ảnh chưa đẹp của nhiều bạn trẻ khi đi vãn cảnh đầu xuân, lễ chùa ngày đầu năm mới.

> Đi chùa đầu năm như thế nào cho đúng 

Bài liên quan

Đi chùa đầu năm là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Chùa là nơi trang nghiêm, vì thế, người đi lễ chùa cần phải biết cách thể hiện sự tôn trọng của mình với chư Phật...

Thế nhưng, những hành động như trèo lên mái chùa chụp ảnh, xả rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy... vẫn còn tồn tại khi nhiều bạn trẻ đi vãn cảnh đầu xuân, lễ chùa ngày đầu năm mới. Ví như ngày 29/1, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một nam thanh niên trèo lên đỉnh tảng đá lớn trong khuôn viên chùa Nôm (Hưng Yên) để chụp ảnh; ngày 30/1, đã có hình ảnh ghi lại khoảnh khắc một nam thanh niên mặc áo đen leo nên mái chùa thoải mái tạo dáng chụp ảnh sống ảo...

Ngày 29/1, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một nam thanh niên trèo lên đỉnh tảng đá lớn trong khuôn viên chùa Nôm (Hưng Yên) để chụp ảnh. Ảnh cắt từ clip.

Ngày 29/1, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một nam thanh niên trèo lên đỉnh tảng đá lớn trong khuôn viên chùa Nôm (Hưng Yên) để chụp ảnh. Ảnh cắt từ clip.

Bài liên quan

Từ xa xưa, người Việt nói chung và người theo đạo Phật nói riêng thường xuất hành ngày đầu Xuân bằng việc đi lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình trong một năm mới. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm như là gạo, muối, diêm…Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít bạn trẻ khi đi chùa vẫn có những hành động thiếu văn minh, không phù hợp với văn hóa đi lễ chùa...Những câu chuyện được nêu trên là một số nhỏ trong vô vàn câu chuyện diễn ra. 

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội) bày tỏ, nhiều năm gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này.

Có lẽ mỗi Phật tử, mỗi bạn trẻ khi đến chùa nên hiểu đúng về ý nghĩa và cách thức đi chùa như thế nào cho phù hợp?

Có lẽ mỗi Phật tử, mỗi bạn trẻ khi đến chùa nên hiểu đúng về ý nghĩa và cách thức đi chùa như thế nào cho phù hợp?

“Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp”, ông Vĩ nói.

Bài liên quan

Vị chuyên gia này phân tích, đi chùa có năm cái: Thứ nhất là lễ bái (thân, tâm, khẩu phải trang nghiêm); Thứ hai là cúng dường (mình bỏ tiền công đức giúp đỡ chùa. Vấn đề này tùy tâm, tùy hoàn cảnh chứ không đánh giá cái tâm qua ít nhiều); Thứ ba là giác ngộ (sám hối, hướng đến chân lý cơ bản); Thứ tư là cầu may (hiểu đơn giản đó là ngũ công đức mình cầu cho kiếp sau: Hình tướng đẹp, giọng nói hay, nhiều của cải, sinh ra ở nơi cao sang và lúc mất được lên với trời); Thứ năm là du ngoạn (đến chùa để giải trí, thanh tịnh, thoải mái tâm hồn).

Có lẽ mỗi Phật tử, mỗi bạn trẻ khi đến chùa nên hiểu đúng về ý nghĩa và cách thức đi chùa như thế nào cho phù hợp? 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm