Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/01/2022, 13:47 PM

Hình ảnh Ni trưởng Thích Nữ Như Đức & trú xứ Dược Sư

Bộ ảnh được xem là những khoảnh khắc chân thật về sự nghiêm từ của Ni trưởng Thích Nữ Như Đức được ghi lại cách đây hơn 10 năm, vào tháng 06/2010 tại trú xứ Dược Sư (Ni trường Dược Dư), quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

Xin trân trọng gửi đến Chư tôn đức Tăng Ni và quý thân hữu Phật tử:

nd-7-min-640x428
Chùa Dược Sư (Ni trường Dược sư) – Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Chùa Dược Sư (Ni trường Dược sư) – Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Vào năm 1952, Ni trường Từ Nghiêm bị hỏa hoạn, hơn 50 Ni chúng cần chỗ trú trong thời gian tái thiết trụ xứ. Trước nhu cầu cấp thiết này, Sư Thầy Đàm Minh cùng Phật tử Diệu Huấn (A-pha-na) nhất tâm cung thỉnh Hòa thượng Thiện Hòa tiếp nhận chùa Dược Sư để làm chỗ trú cho chư Ni. Và đây là khởi đầu cho những chuỗi Phật sự góp phần làm dày công hạnh của Hòa thượng và tạo nên điểm son cho lịch sử các danh lam Phật giáo nước nhà.

Vào năm 1952, Ni trường Từ Nghiêm bị hỏa hoạn, hơn 50 Ni chúng cần chỗ trú trong thời gian tái thiết trụ xứ. Trước nhu cầu cấp thiết này, Sư Thầy Đàm Minh cùng Phật tử Diệu Huấn (A-pha-na) nhất tâm cung thỉnh Hòa thượng Thiện Hòa tiếp nhận chùa Dược Sư để làm chỗ trú cho chư Ni. Và đây là khởi đầu cho những chuỗi Phật sự góp phần làm dày công hạnh của Hòa thượng và tạo nên điểm son cho lịch sử các danh lam Phật giáo nước nhà.

Ni trường Dược Sư là “chiếc nôi” đã nuôi lớn bao lớp chúng Ni mang trong mình ý chí Kiều Đàm Di xả thân cầu đạo, đã đào tạo nhiều thế hệ Ni tài tận tâm hết dạ vì hạnh nguyện tự lợi lợi tha. Và nơi đây đã từng chứng kiến những cuộc biến thiên của lịch sử. Với tháng năm lưu dấu bao ký ức một thời, Dược Sư đã trở thành tên gọi thiêng liêng đối với lớp lớp chúng Ni, đặc biệt đối với những ai đã từng tu học trên mảnh đất già lam này.

Ni trường Dược Sư là “chiếc nôi” đã nuôi lớn bao lớp chúng Ni mang trong mình ý chí Kiều Đàm Di xả thân cầu đạo, đã đào tạo nhiều thế hệ Ni tài tận tâm hết dạ vì hạnh nguyện tự lợi lợi tha. Và nơi đây đã từng chứng kiến những cuộc biến thiên của lịch sử. Với tháng năm lưu dấu bao ký ức một thời, Dược Sư đã trở thành tên gọi thiêng liêng đối với lớp lớp chúng Ni, đặc biệt đối với những ai đã từng tu học trên mảnh đất già lam này.

Sau khi hứa khả, Hòa thượng Thích Thiện Hòa bắt đầu kiến thiết Dược Sư theo mô hình Ni trường với đầy đủ: lớp học, nhà ni, nhà trù, nhà khách…,đưa Ni chúng ở Từ Nghiêm về và chính thức thành lập chùa Dược Sư thành Ni trường thứ II (sau Ni trường Từ Nghiêm). Bà A Pha Na – Diệu Huấn và Hội Phụ nữ Phật tử là những người ngoại hộ đắc lực lúc bấy giờ.

Từ khi thành lập đến năm 1975, Ni trường Dược Sư đã lần lượt là nơi tổ chức Đại giới đàn, mở lớp “Bồi dưỡng trụ trì” và 5 lần khai khóa cấp Trung đẳng chuyên khoa Phật học: Khóa 1952 – 1956; Khóa 1960 – 1963; Khóa 1964 – 1967; Khóa 1968 – 1971; Khóa 1971 – 1975;.

Sau khi khóa 1971 – 1975 mãn, vì nhiều lý do, Ni trường Dược Sư không khai khóa nội trú như trước. Tuy vậy, nếp sinh hoạt Ni trường vẫn được duy trì cho đến sau này.

Vì nhân duyên đặc biệt với Ni trường và cũng vì tưởng nhớ đến công ơn khai sáng đạo tràng của Hòa thượng Ân sư, Thượng tọa Thích Minh Phát, đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Hòa, đã đứng ra vận động đại trùng tu Ni trường Dược Sư với mô hình trang nghiêm tố hảo như hiện nay.  Trong việc trọng đại này cũng có phần công đức không nhỏ của cố Ni trưởng Thích Nữ Như Hòa, tiền nhiệm trụ trì Ni trường. Lễ đặt đá đại trùng tu được cử hành vào ngày mùng 8-12 Quý Dậu (1993). Sau hai  năm vượt bao gian khó để xây dựng, đại lễ khánh thành tạ ơn Tam Bảo đã được long trọng tổ chức vào ngày 20-12 Ất Hợi (1995). Phật sự này đã được thành tựu trong  niềm hân hoan của Chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử.

Theo những tài liệu có được, khoảng thời gian từ năm 1952- 1957, Sư Bà Đàm Soạn vẫn gánh vác trách nhiệm trụ trì, sau đó là giao cho Sư Bà Đàm Minh. Đến năm 1958 thì trách nhiệm quản lý lần lượt được giao cho quý Ni trưởng trong Ni bộ. Tuần tự như dưới đây :

– Năm 1958, Sư Bà Liễu Tánh (Chùa Phật Bửu, Cai Lậy) (quản lý)

– Năm 1959, Sư Bà Như Hoa (Chùa Phước Huệ, Sa Đéc) (quản lý)

– Năm 1960, Sư Bà Như Huệ (Chùa Vĩnh Bửu, Bến Tre) (Quản lý)

– Năm 1961, Sư Bà Như Chí(Chùa Từ Quang,)

– Năm 1962, Sư Bà Như Nhàn (Chùa Giác Thiên, Vĩnh Long) (Quản lý)

– Năm 1963, Sư Bà Bửu Thanh (Chùa Thiên Quang, Cần Thơ) (Quản lý)

– Năm 1964 -1975, Sư Bà Huyền Học (giám viện)

– Năm 1975 – 1991, Sư Bà Như Thuần (trụ trì),

– Năm 1980, Sư Trưởng Như Thanh (Viện chủ)

– Năm 1991 – 2000, Ni trưởng Như Hòa (trụ trì)

– Năm 2000 đến nay, Ni trưởng Như Đức (trụ trì)

Một góc Dược Sư – nơi gắn liền quá trình tu học, và đặt biệt là giai đoạn đảm nhiệm vai trò trụ trì của Ni trưởng Thích Nữ Như Đức (từ năm 2000 đến nay)

Một góc Dược Sư – nơi gắn liền quá trình tu học, và đặt biệt là giai đoạn đảm nhiệm vai trò trụ trì của Ni trưởng Thích Nữ Như Đức (từ năm 2000 đến nay)

Ni Trưởng tại chánh điện chùa Dược Sư

Ni Trưởng tại chánh điện chùa Dược Sư

Không gian giảng đường chùa Dược Sư

Không gian giảng đường chùa Dược Sư

Một góc Ni xá lầu 1 – chùa Dược Sư

Một góc Ni xá lầu 1 – chùa Dược Sư

Ni Trưởng tại Giảng đường Dược Sư

Ni Trưởng tại Giảng đường Dược Sư

Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng Ni trưởng vẫn hoan hỷ, thường xuyên tự thân di chuyển đi đến các nơi, thăm hỏi tình hình sinh hoạt của chư Ni nội tự Dược Sư

Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng Ni trưởng vẫn hoan hỷ, thường xuyên tự thân di chuyển đi đến các nơi, thăm hỏi tình hình sinh hoạt của chư Ni nội tự Dược Sư

Khoảnh khắc lên cầu thang tầng 1 để thăm Ni chúng Dược Sư

Khoảnh khắc lên cầu thang tầng 1 để thăm Ni chúng Dược Sư

Hành lang Ni xá

Hành lang Ni xá

Quan tâm đến vật dung sinh hoạt thường ngày của Ni chúng

Quan tâm đến vật dung sinh hoạt thường ngày của Ni chúng

Thăm hỏi và chăm sóc đời sống tu học

Thăm hỏi và chăm sóc đời sống tu học

Một góc học tập của Ni chúng Dược Sư

Một góc học tập của Ni chúng Dược Sư

Nội quy của Phật học Ni trường Dược Sư

Nội quy của Phật học Ni trường Dược Sư

Những bước chân tự tại trong 60 năm của một quá trình điều hành Phật sự

Những bước chân tự tại trong 60 năm của một quá trình điều hành Phật sự

Quá đường nơi thọ trai của Ni chúng Dược Sư

Quá đường nơi thọ trai của Ni chúng Dược Sư

Ni trưởng đến thăm các hoạt động tại nhà trù, nơi chăm lo về đời sống ăn uống của chư Ni

Ni trưởng đến thăm các hoạt động tại nhà trù, nơi chăm lo về đời sống ăn uống của chư Ni

Quý sư cho lo bữa ăn trưa cho đại chúng

Quý sư cho lo bữa ăn trưa cho đại chúng

Phòng may của chư Ni chùa Dược Sư

Phòng may của chư Ni chùa Dược Sư

Phòng hương đăng

Phòng hương đăng

Phòng phát hành

Phòng phát hành

Hơn 60 năm gắn bó với Ni trường, một cuộc đời trọn vẹn trong chánh pháp, trong sự nghiệp giáo dục ni đồ, vào cuối năm 2021, Ni trưởng Thích Nữ Như Đức có chút thân bệnh, nằm điều dưỡng trong sự chăm sóc tận tình của ni chúng. Đến lúc 13 giờ 30 phút ngày 6 tháng Giêng năm 2022 (nhằm mùng 4 tháng Chạp năm Tân Sửu, Ni trưởng đã xả báo thân, an tường viên tịch, trụ thế 90 tuổi, hạ lạp 63 năm.

Hơn 60 năm gắn bó với Ni trường, một cuộc đời trọn vẹn trong chánh pháp, trong sự nghiệp giáo dục ni đồ, vào cuối năm 2021, Ni trưởng Thích Nữ Như Đức có chút thân bệnh, nằm điều dưỡng trong sự chăm sóc tận tình của ni chúng. Đến lúc 13 giờ 30 phút ngày 6 tháng Giêng năm 2022 (nhằm mùng 4 tháng Chạp năm Tân Sửu, Ni trưởng đã xả báo thân, an tường viên tịch, trụ thế 90 tuổi, hạ lạp 63 năm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm