Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/11/2015, 18:00 PM

Hoa Kỳ: Tiến sĩ Rita M.Gross an tường xả báo thân

Tiến sĩ Rita M.Gross, giáo sư Khoa học tôn giáo đối chiếu Đại học Wisconsin, Eau Claire, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáo đã an tường xả báo thân vào ngày 11/11/2015 (30/9/Ất Mùi) tại Eau Claire, Wisconsin, Hoa Kỳ.

Giáo sư tiến sĩ Rita Gross sinh vào tháng 06/1943 tại Rhinelander, Wisconsin, Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Rita M.Gross, giáo sư Khoa học tôn giáo đối chiếu Đại học Wisconsin, Eau Claire, một cư sĩ phật tử thuần thành lý tưởng Bồ tát đạo, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáo.

Năm 1974, Giáo sư Tiến sĩ Rita Gross trở thành một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáo, được đào tạo từ Học viện tôn giáo Hoa Kỳ. Rita Gross đã nhận bằng tiến sĩ tại đại học Chicago với Luận án: “Vai trò phụ nữ trong lịch sử tôn giáo”. Đây là một Luận văn nghiên cứu về phụ nữ tôn giáo. 

Năm 1976, Giáo sư Tiến sĩ Rita M. Gross bắt đầu từng bước cho ra đời nhiều sách về Phật học, thầy giáo thọ, và giáo sư danh dự ngành tôn giáo.
 
Những tác phẩm nổi danh của bà là đạo Phật sau thời kỳ phụ hệ: Lịch sử về quyền giới tính, phân tích, tái cấu trúc đạo Phật, vòng hoa chiến thắng cho tư tưởng bình quyền: 40 năm khám phá tôn giáo, nhiều cuốn sách khác và các bài báo. Bà ta là một giáo sư kỳ cựu dưới sự hướng dẫn của Lạt Ma Khandro Rinpoche, và học hỏi với Lạt Ma Sakyong Mipham Rinpoche.

Trong bài Buddhist to Buddhists (phật tử nói với phật tử) đăng trong báo Tricycle, số mùa Xuân 2012 giáo sư tiến sĩ Rita M. Gross viết: “. . . thời đại vàng son mới của Phật giáo sẽ được thực hiện một cách dễ dàng nếu phật tử của các hệ phái, giáo phái mở lòng đón nhận nhau, nghiên tầm giáo điển và phương thức hành trì của nhau, không đóng khung trong một không gian nhỏ bé, không cố chấp vào những ý kiến hẹp hòi, cá biệt… Trong kinh sách Phật thuộc bất kỳ giáo phái nào, đức Phật dạy Ngài chỉ là một người thường, nhờ tu hành chứng thành đạo quả mà giác ngộ thành Phật. Ngài không bao giờ cho mình là Chúa, là Thần. Giáo lý này nói lên một cách cụ thể tinh thần bình đẳng của Phật giáo. Ngài không dùng những câu chuyện thần thoại, những phép lạ kỳ bí để tôn vinh mình, nhất là tôn vinh, trang trí sau khi Ngài đã viên tịch…”.

Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáo nói: “Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) của quá khứ, tham gia tự tin vào các lãnh vực như là các học viên, giáo sư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc. 

Đến nay, những người Mỹ trong cương vị là phật tử, họ cũng có công việc và gia đình, và đã cố gắng để theo đuổi những ngành tốn nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành, khởi đầu triệt để nhất của họ là từ các mô hình châu Á. Đối với các Phật tử gốc Mỹ, Phật giáo là sự nghiên cứu và thực hành của họ, phần lớn họ đã bỏ qua khía cạnh khác của Phật giáo phát triển ở châu Á.

Sư khởi hành ấn tượng khác là cách thức mà nữ giới tham gia vào Phật giáo Mỹ. Một số nhà bình luận Phật giáo cho rằng các mô hình cung ứng sự tham gia bình đẳng của nữ giới là nghiệp vụ đặc biệt của Phật giáo phương Tây.

Nữ giới và nam giới Phật giáo có được nhiệm vụ này, và những nhóm Phật giáo Mỹ thực sự hoàn toàn khác nhau từ các đối tác châu Á của mình về sự biểu hiện, đặc trưng là sự hoạt động tích cực của nữ giới tại các trung tâm thiền định và các diễn đàn khác của Phật Giáo. Một số nhà quan sát cho rằng điều này là sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các trung tâm thiền Phật giáo Châu Á và Mỹ. Tuyên bố này có nghĩa là không chỉ để thu hút sự chú ý đến sự hiện diện của phụ nữ mà còn kèm theo lòng trung thành mà người Mỹ đã sao chép hầu hết các khía cạnh khác của một trung tâm thiền định truyền thống.

Hình tượng là như nhau và thực hành thiền định đều giống nhau, thông thường các nghi lễ được cất lên trong ngôn ngữ châu Á, và, trong nhiều trường hợp, họ mặc áo choàng châu Á trong khi thiền định. Nhưng nữ giới thực tập bên cạnh nam giới hơn là bị cô lập trong một trung tâm thiền của nữ giới đang thiếu tiền và không có uy tín.

Không còn nghi ngờ gì nữa, sự hiện diện mạnh mẽ của nữ giới trong sự thay đổi Phật giáo còn thiếu một cái gì đó với thời gian đến của Phật giáo ở Bắc Mỹ. Mặc dù phật tử đã có mặt ở Bắc Mỹ trước năm 1960 và năm 1970, những thập kỷ qua đã thấy nhiều sự di dân của nhiều giảng viên phật tử châu Á và số lượng lớn của phật tử Âu Mỹ cải đạo theo Phật giáo.

Những năm này cũng đánh dấu sự xuất hiện của làn sóng thứ hai của chủ nghĩa nữ quyền. Hầu hết, nữ giới bị thu hút bởi Phật giáo không phải đóng một vai trò phụ, vai trò hỗ trợ để nam giới nghiên cứu và tu tập trong khi nam giới đã có được sự phục vụ riêng. Những phụ nữ này khẳng định rằng nếu nghiên cứu và thực hành tốt cho nam giới, thì điều này cũng sẽ tốt cho nữ giới, và họ đã lập những kỷ luật này một cách nhiệt tình. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên, thời gian may mắn đã đến, đã mãi mãi thay đổi bộ mặt của Phật giáo châu Mỹ, và hẳn có thể có một tác động tốt về Phật giáo trên toàn thế giới”.

Giáo sư tiến sĩ Rita M. Gross đã xã báo thân trở về với cát bụi, nhưng trái tim của giáo sư luôn hòa nhịp thở cùng đất nước dân tộc Hoa Kỳ, mãi mãi là tấm gương sáng cho giới trí thức phật tử Âu, Mỹ noi theo tu học.

Thích Vân Phong (Nguồn: Feminismandreligion)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm