Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/10/2018, 10:36 AM

Học sử qua những mái chùa

Vậy đó, mỗi ngôi chùa quê nhà dung tải thông điệp lịch sử văn hóa bên cạnh, đương nhiên, thông điệp chính yếu: tâm linh. Thông qua kiến trúc được gìn giữ bởi niềm tin mạnh mẽ, thông qua giai thoại và cứ liệu vững chắc, có thể ít nhiều tái hiện về lịch sử địa phương, gắn kết với lịch sử quốc gia.

Tri thức mênh mông khôn cùng, trong đấy có những câu nói dung dị và khó quên, ví như câu mà anh bạn tôi - một cư sĩ - tâm đắc: Mái chùa che chở hồn dân tộc.

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất mới của Việt Nam, mới trong chiều thời gian hơn 4.000 năm lịch sử nước Việt và mới cả theo những thuộc tính về cấu trúc địa lý, kết cấu văn hóa - xã hội...

Những cứ liệu tin cậy cho thấy việc xác lập chủ quyền lãnh thổ và thiết lập hành chính ở bán đảo Cà Mau, bao gồm quê tôi - Bạc Liêu, Cà Mau (Minh Hải cũ) - mới hơn 300 năm! Rằng khoảng thời gian ấy vùng chìm trong dòng vận động lịch sử không nhẹ nhàng: Sự Nam tiến tăng dần của cộng đồng người Việt, người Hoa, cộng cư cùng bà con người Khmer bản địa; phân tranh ác liệt giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh với diễn tiến truy đuổi của đạo quân Quang Trung xuống tận cùng phương Nam. Rồi không bao lâu sau, thực dân Pháp có mặt, các phong trào tranh đấu... kháng chiến, chia cắt, thống nhất và... biến thiên dâu bể, chinh chiến triền miên, lịch sử một vùng đất chông chênh mỏng manh đã được kể rõ trong các trang sách giáo khoa.

Mái chùa che chở hồn dân tộc...

Tôi nhớ. Mỗi lần viếng một ngôi chùa, đọc một tư liệu nội bộ nào đấy về ngôi chùa ấy, mỗi khuôn hình kiến trúc hay Tam bảo… đều khơi gợi về lịch sử của vùng đất nơi tòa Tam bảo tọa lạc hay rộng ra, cả một vùng.
Ảnh: Internet 
Ở địa đầu Bạc Liêu, Giác Hoa tự với khối kiến trúc độc đáo tinh xảo và mềm mại, huyền hoặc Á – Âu được phủ bởi màu vôi vàng nhẹ, bao quanh bởi các dòng kênh, lục bình bềnh bồng, các cây cầu nho nhỏ cong cong xinh... Ngôi đại tự “nói” về một thời kỳ chưa xa lắm, thời thuộc địa, từ lá đơn xin nhà cầm quyền thực dân cho phép cất chùa với câu cú hành chính và bút phê, đến hành trình tìm đạo của vị ni khai sơn nổi tiếng: Cô Hai Ngó. Thời ấy, đương thời công tử Bạc Liêu. Viếng Giác Hoa tự, thả lòng mình trong lắng đọng thời gian, như trở về ngày cũ, với những cánh đồng, tá điền và nếp quê...

Xa hơn về địa lý và xa hơn về thời gian, cách trục quốc lộ 1 mấy mươi cây số làm mỏi chân đạp xe, chùa Phước Bửu cạnh chân tháp cổ Vĩnh Hưng lại “nói” về lịch sử hơn 1.500 năm qua khối công trình đặc biệt được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Những viên gạch ẩn tàng dòng chảy thời gian bên trong và trên bụi đất khiến bạn ngỡ ngàng, suy tư... 

Tháp lạ lùng, thuộc về một nền văn minh xa xôi lắm. Tôi còn được nghe một vị sư đã hoàn tục cung cấp thông tin về các chuyến khảo sát của chuyên gia nước ngoài, vạch mới cũ trên tháp được phán đoán khoa học rằng: Công trình bị gián đoạn do yếu tố thiên nhiên nào đó, với độ giãn cách thời gian khá xa mới xây dựng lại và hoàn thành. Sư cô trụ trì Diệu Phước lại kể về thời chiến tranh, ngôi chùa bên tháp “chết tên” chùa Tháp, về dòng kênh nhỏ xíu bên cạnh. Có lẽ đấy là công trình cổ nhất còn lại ở vùng đất này?

Cách Hộ Phòng mấy cây số, chùa Hổ Phù gắn với phiên hiệu một đơn vị cảnh vệ của vua Gia Long, hộ giá đức vua trên đường bôn tẩu, nơi được lập ra để thờ tự tử sĩ hy sinh của đội quân cảnh vệ. Một bác thợ mộc đã thủ thỉ nói về sắc tứ vua ban cho chùa, tôi nhớ không cần ghi chép dù chưa tận mục sở thị.
Ảnh: Internet
Sắc tứ ban hành 1842 bởi đức vua Thiệu Trị năm thứ II cho chùa Phật Tổ Cà Mau lại “nói” về sử đất Cà Mau cách nhà tôi hơn 30 cây số. Chính điện đặc sắc, quý giá, hãy còn và những mộ tháp phía sau. Chưa đề cập đến tâm linh, sắc tứ ấy là bằng chứng xác lập vững vàng của nhà Nguyễn ở phương Nam.

Vậy đó, mỗi ngôi chùa quê nhà dung tải thông điệp lịch sử văn hóa bên cạnh, đương nhiên, thông điệp chính yếu: tâm linh. Thông qua kiến trúc được gìn giữ bởi niềm tin mạnh mẽ, thông qua giai thoại và cứ liệu vững chắc, có thể ít nhiều tái hiện về lịch sử địa phương, gắn kết với lịch sử quốc gia.

Mái chùa che chở hồn dân tộc - viếng chùa bạn học được nhiều, đúng không?

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm