Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/09/2020, 08:33 AM

Hướng dẫn tụng Chú Dược Sư tại nhà

Tụng chú Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh, tiêu tai nghiệp chướng. Nhưng để hiểu hết ý nghĩa và cách hành trì thần chú Dược Sư không phải Phật tử nào cũng hiểu hết được.

Trì tụng chú Dược Sư tại nhà

Để việc trì tụng chú Dược Sư tại nhà được lợi lạc, quý vị cần lưu ý giữ tâm thanh tịnh. Trước khi trì tụng nên chuẩn bị y phục trang nghiêm. Khi trì tụng, âm thanh vừa đủ nghe, không cần quá to.

Thân, khẩu, ý khi trì tụng chú Dược Sư cần như thế nào?

Khi trì tụng chú Dược Sư, bất kể già, trẻ hay nam, nữ, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều có thể trì tụng chú Dược Sư.

Phật tử khi trì tụng cần phải xây dựng niềm tin chân chính, tỉnh thức ngày đêm trong mọi tư thế và hành vi. Tôn thờ tôn tượng Đức Phật Dược Sư, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm, cung kính đảnh lễ, cúng dường hương nhạc, hoa quả, đốt đèn... Trì tụng chú Dược Sư bằng thái độ suy nghiệm và ứng dụng, từ bảy ngày cho đến bảy tuần, với lòng chí thành thì các nguyện ước chân chính và sẽ được thành tựu viên mãn.

Phật tử tu học, hành trì phải sống đời đạo đức, giữ gìn giới hạnh, phát triển chính kiến, trau dồi khiêm tốn, kết giao bạn lành, tán dương người thiện, tuỳ hỷ bao dung, không khen mình chê người, từ bỏ tham lam, keo kiệt, siêng năng bố thí, cúng dường, giúp người cần giúp.

Thân tâm phải luôn hoan hỷ, an lạc, không để sân hận, buồn lo chi phối, đem lòng thương xót mọi loài, phóng sinh giúp vật, phát triển từ bi, giữ lòng buông xả, rộng lượng, thứ tha. Hiểu biết, cảm thông, hòa hợp với mọi người. Làm chủ các giác quan, đặc biệt là Thân, Khẩu, Ý, biết đủ trong tiêu dùng, không xa hoa, lãng phí.

Ý nghĩa chú Dược Sư

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Dược Sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bệnh, ánh sáng như ngọc lưu ly. Phật Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. 

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.

Sự linh ứng nhiệm mầu của câu Thần Chú Dược Sư

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sinh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Nhờ trì tụng chú Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí. Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ trì tụng chú Dược Sư mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp, phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Nhờ năng lực bổn nguyện của Đức Phật Dược Sư, những chúng sinh trì tụng chú Dược Sư được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”.

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”.

Câu chuyện diệu kỳ về chú Đại bi và chú Dược sư giúp vượt qua bệnh tật

Cần phải xây dựng niềm tin chân chính, tỉnh thức ngày đêm trong mọi tư thế và hành vi. Nếu những nỗi đau về thân xác phải được trị liệu bằng dược phẩm liệu như thuốc…thì những nỗi khổ về tinh thần cần được trị bằng dược phẩm tâm linh. Mỗi một đức tính tốt của con người là một chất liệu chuyển hoá tâm thức, mang lại an lạc và thảnh thơi, một cách vững chải và lâu dài, ở hiện tại và tương lai.

Để sở nguyện tuỳ tâm, cát tường như ý, chúng ta phải làm khơi dậy các dược chất tinh thần và tâm linh trong tâm chúng ta, khơi dậy Phật tính vốn có của mình. Đây là phương pháp trị liệu tâm bệnh rất thiết thực và hữu hiệu.

Trước khi trì tụng chú Dược Sư tại nhà, Phật tử trì tụng nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho ngay thẳng. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng trì tụng âm thanh vừa đủ nghe. Phải thể nhập được những ý nghĩa trong từng câu chữ.

Trước khi trì tụng chú Dược Sư tại nhà, Phật tử trì tụng nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm.

Trước khi trì tụng chú Dược Sư tại nhà, Phật tử trì tụng nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm.

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Dược Sư và 12 đại nguyện

Thần chú Dược Sư

Thần chú Phật Dược Sư thực sự chứa đựng phương thuốc cho toàn bộ con đường đi đến giác ngộ. Đọc thần chú để lại dấu ấn trong tâm trí chúng ta, để chúng ta có thể hiện thực con đường có trong thần chú. Theo kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức thì khi Đức Phật Dược Sư nhập định tên là định diệt trừ tất cả các khổ não cho chúng sinh thì Ngài nói chân ngôn:

"Namo bhagavate bhaiṣajyaguru

vaiḍūryaprabharājāya tathāgatāya

arhate samyaksambuddhāya tadyathā:

oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā".

Phiên âm tiếng Việt:

“Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả.

Đát tha yết đa da, a ra hắc đế.

Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.

Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.”

Khi niệm thần chú liên tục bằng tấm lòng chân thành, chúng ta cũng có quyền năng hoàn hảo để biểu hiện dưới nhiều hình thức phù hợp với mọi sinh vật sống và tiết lộ những phương pháp cần thiết để hướng dẫn họ, giúp đỡ về vật chất, giáo dục, hay giáo pháp đạo Phật.

Bất cứ khi nào dấu ấn tích cực do những hành động tích cực trong quá khứ của chúng chín muồi, không chậm trễ thậm chí một giây, chúng ta có thể tiết lộ nhiều phương tiện khác nhau để hướng dẫn chúng sinh đến sự giác ngộ trọn vẹn. 

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm