Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/10/2017, 07:55 AM

Khái lược lịch sử Phật giáo Hàn Quốc

Phật giáo đã được thông qua là một Đạo giáo chính thức của nhà nước vào thời kỳ Tam quốc. Năm 372, ánh đạo vàng từ bi trí tuệ lan tỏa đến vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); lần lượt đến vương triều Baekje (18 TCN - 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến vương triều Silla (57 TCN - 935 CN) năm 527. Tuần tự theo lịch trình tự nhiên, vị trí địa lý của các vương quốc.

Trong giai đoạn hợp nhất Silla, Phật giáo Silla đại diện cho Phật giáo thời Tam quốc. Thời này, Phật giáo đã đóng một vai trò nổi bật trong phát triển văn hóa xã hội, kết quả trong việc kiến trúc xây dựng các di tích lịch sử nổi tiếng thế giới như ngôi đại già lam Phật quốc tự (Bulguksa) và Động Thạch Quất (Sokguram). Đánh dấu một giai đoạn mới trong sự truyền bá đạo Phật từ Ấn Độ đến các quốc gia phương Đông.

Ngoài ra, công nghệ in ấn tại quốc gia này có sớm nhất trên thế giới, Mugujeonggwang Daedaranigyeong (Kinh Quang Minh Đà La Ni), mộc bản lâu đời nhất trên thế giới, tiếp theo là kiểu khắc kim loại đầu tiên trên thế giới, bộ sách Sao Lục Phật Tổ Trực Chỉ Tâm thể. Trong trang cuối của cuốn sách Trực Chỉ có phần giải thích về thời gian và địa điểm phát hành cuốn sách là tháng 07 năm Đinh Tỵ (1377) tại Tổ đình Hưng Đức ở khu vực lân cận Cheongju. Cuối cùng điều này cho biết thời gian và địa điểm mà cuốn sách lần đầu tiên được phát hành trên thế giới theo kiểu khắc kim loại, chứng tỏ sự phát triển tiên tiến của nền văn hóa.

Sự phát hiện của bộ sách Sao Lục Phật Tổ Trực Chỉ Tâm thể đã thay đổi lịch sử thế giới, vì trước đây công nhận Gutenberg lần đầu tiên phát minh kiểu khắc kim loại trên thế giới và chế tác bản khắc kim loại đầu tiên từ năm 1452 đến năm 1455. Nhưng dựa vào sự phát hiện trên, thế giới đã xác nhận cách đó 78 năm, một cuốn sách được phát hành theo kiểu khắc kim loại tại Tổ đình Hưng Đức (Hung Deok sa) ở khu vực lân cận thành phố Cheongju, tỉnh Bắc Chungcheong, Hàn Quốc.

Bộ sách là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho tăng, ni các chốn thiền môn tự viện Phật giáo Bắc truyền. Tập cuối của bộ sách được thư viện quốc gia Pháp tại Paris bảo tồn nguyên bản. Vậy tại sao thư viện quốc gia Pháp lại bảo quản cuốn sách của Koryeo? 

Vào cuối thế kỷ thứ 19, thời kỳ Chosun, công sứ Pháp tại Hàn Quốc, ông Colin De Plancy đã thu thập các loại cổ thư của Hàn Quốc, bộ sách là một trong số những cổ thư này. Sau khi về Pháp, Plancy đã bán đấu giá các đồ vật của mình vào năm 1911 (Tân Hợi). Nhà sưu tầm cổ thư, ông Henri Vever đã mua bộ sách Sao Lục Phật Tổ Trực Chỉ Tâm thể và sau khi ông chết, bộ sách này được quyên góp cho thư viện quốc gia Pháp vào năm 1950 (Canh Dần) theo di chúc của ông.

Năm 1972 (Nhâm Tý), cơ quan các cấp về sách tại Paris bao gồm thư viện quốc gia Pháp đã tổ chức triển lãm để kỷ niệm ngày sách thế giới. Thư viện quốc gia Pháp đã tuyển dụng tiến sĩ Park Byung-Sun được Trường Đại học Sorbonne tại Pháp phong Tiến sĩ, là nhà nghiên cứu đặc biệt và ông Park đã chuẩn bị tổ chức triển lãm. Trong quá trình đó, ông Park đã phát hiện “Sao Lục Phật Tổ Trực Chỉ Tâm thể ở nơi dành cho sách Trung Quốc. 
                        Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Bộ sách đã được UNESCO ghi vào danh sách Ký ức thế giới (Memory of the World Register) vào tháng 09 năm 2001, trong một nỗ lực nhằm bảo tồn di sản mang tính chất tư liệu của nó thành một di sản chung của nhân loại.

Kinh sách là một phác thảo các giáo lý Phật giáo cần thiết cho sự phát triển tâm linh, cũng như các phương pháp tu tập, bao gồm văn hóa nghệ thuật âm nhạc, điêu khắc, văn bản, thuật ngữ và phương pháp thực hành thiền định. Trong giai đoạn thống nhất Silla, các thiền phái Phật giáo được truyền từ Trung Quốc và dẫn đến sự phát triển của Thiền tông, qua đó thêm một chiều hướng mới cho triết học và cuối cùng cung cấp một nền tảng tâm lý cho thời hậu Silla, triều đại Goryeo (918-1392).

Triều đại Goryeo, Phật giáo giữ vai trò là nguồn cảm hứng chủ đạo cho sáng tác nghệ thuật và nghiên cứu chuyên môn học thuật sâu. Một trong những thành tựu to lớn nhất của nền văn hóa Phật giáo dưới triều đại Goryeo là nghệ thuật chạm khắc “Bát Vạn Đại Tạng Kinh” (Cao Ly Đại Tạng Kinh). Đây là bộ kinh Phật được thực hiện vào đầu thế kỉ 13 trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh với người Mông Cổ. Bộ kinh này bao gồm hơn 80.000 mộc bản. Tam Tạng kinh là một công trình quốc gia được tạo nên không chỉ bởi công sức của chính quyền mà còn toàn thể dân chúng, là sự kết tinh của một nền văn hóa dân tộc bắt nguồn từ đức tin Phật giáo. 

Cuộc kháng chiến lần thứ hai xảy ra vào năm 1232 với sự đóng góp to lớn của Lý Long Tường, một Hoàng thân nhà Lý Việt Nam sang Goryeo tỵ nạn vào năm 1226. Những di tích như Thụ hàng môn, bia kỷ tích còn lại đến ngày nay đã ghi rõ công trạng đó và đã được giới sử học hai nước xác nhận.

Trong thời gian chống quân Nguyên Mông, lợi dụng tâm lý sự biển của quân Mông Cổ, triều đình Goryeo đã rút ra đảo Ganghwa, một hòn đảo ở vùng biển phía Tây Nam bán đảo. Để thu phục lòng dân và hy vọng nhờ sức mạnh của đức Phật đẩy lùi được quân Mông Cổ, triều đình Goryeo đã cho khắc lại bộ kinh Tam Tạng. Công việc này được hoàn thành sau 16 năm và có lẽ chỉ mang tính chất cổ xuý về tinh thần chống giặc ngoại xâm. Dẫu sao, hàng ngàn bản khắc gỗ kinh Phật hiện còn lưu giữ tại Tổ đình Pháp Bảo Hải Ấn, gần Daegu là một trong những di sản văn hóa rất đáng tự hào của dân tộc Hàn. Bản kinh Phật này hiện nay đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Tới cuối triều đại Goryeo, sự chiếm hữu đất xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo gia tăng hàng năm, việc miễn thuế và các nghi lễ quốc gia được tổ chức trên diện rộng đã trở thành gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước. Hơn nữa, những vụ việc những vị tăng sĩ đã đánh mất bổn phận của người Thích tử xuất gia, đắm mê danh lợi, cùng với sự dính líu của họ đến những cuộc tranh giành quyền lực chính trị, tiền tệ hay những vụ bê bối khác đã diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng, dẫn đến sự lên án của dân chúng. Do đó, trước sự biến đổi của triều đại, Phật giáo đã phải chịu đựng những tổn thất nặng nề. Sau đó, Phật giáo đã lâm vào một thời kỳ đàn áp chính trị của triều đại Joseon (1392-1910).

Trải qua 5 thế kỷ triều đại Joseon là kỷ nguyên đen tối đối với Phật giáo. Khổng giáo có cơ hội thượng phong như một thế lực mới, đàn áp Phật giáo một cách có hệ thống. Dưới chính sách đàn áp liên tục, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các trung tâm đô thị đều bị trục xuất về núi rừng, Chư tăng thường bị đối xử khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc trục xuất này có giá trị đối với Phật giáo ở hai khía cạnh: cơ sở tự viện Phật giáo đã trở thành trung tâm cho sự phát triển của xã hội trong việc thực hành thiền định và Phật giáo đã thiết lập mối liên kết chặt chẽ với người dân. 

Có thể nhìn thấy từ viễn cảnh của Nho giáo, Phật giáo cùng với Saman giáo và những tôn giáo truyền thống khác chỉ được chú ý đến ở những khía cạnh thông tục như cõi âm hay thỏa mãn dục vọng cá nhân; vấn đề này không những không hữu ích mà còn có hại đến xã hội.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, Phật giáo Hàn Quốc nhất thiết phải chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nhật Bản trong thời Nhật Bản đô hộ (1910-1945). Chỉ sau khi giải phóng đất nước vào năm 1945, Phật giáo Hàn Quốc với truyền thống thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc nổi bật nhất trong việc duy trì và phát triển tinh thần đạo pháp dân tộc, hộ quốc an dân.

Vân Tuyền
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Tư liệu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Truyền thuyết về Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tư liệu 13:45 13/04/2024

Truyện kể về Từ Đạo Hạnh lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, khi đi vào trong trang truyền thuyết, nhân vật này một mặt được thần thánh hóa theo quan niệm của dân gian, một mặt lại được tôn giáo hóa theo quan niệm Phật giáo. 

Xem thêm