Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/12/2015, 15:29 PM

Kiến trúc một số tháp mới phát hiện tại Angkor Wat

Một nhóm nhà khảo cổ đã phát hiện một số tháp bị chôn vùi, dấu tích của một cấu trúc lớn gần Angkor Wat của Campuchia, di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Những khám phá, bao gồm những gì xuất hiện bởi cấu trúc dân cư, công sự bằng gỗ, cho ấy công trình kiến trúc Phật giáo cổ đại này quy mô hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Nằm trên một diện tích hơn 400 hecta, khu phức hợp Angkor Wat là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đây là địa điểm nổi tiếng nhất trong rừng Angkor Archaeological Park, một di sản thế giới được bảo vệ vành đai rộng qua 154 dặm vuông ở tỉnh phía bắc của Campuchia Siem Reap. Khu vực này bao trùm các thủ đô khác nhau của Đế quốc Khmer có niên đại từ thế kỷ thứ 9 các-15, bao gồm đền Bayon ở Angkor Thom. 

Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Roland Fletcher và Tiến sĩ Damian Evans,  Giám đốc trung tâm nghiên cứu Robert Christie của trường đại học Sydney ở Xiêm Riệp, kiến trúc sư trưởng của dự án LiDAR. 
 
Tiến sĩ Damian Evans tập hợp 8 tổ chức khảo cổ lại với nhau, bao gồm cơ quan APSARA của chính phủ Campuchia, quản lý những khu vực khảo cổ để thành lập tổ chức LiDAR, có nhiệm vụ khảo cổ khu vực của người Khmer. Tổ chức này sẽ tìm kiếm nguồn tài trợ cho dự án và chia sẻ dữ liệu.

Nhiệm vụ LiDAR là lấp đầy khoảng trống trên bản đồ khu vực Angkor, khi nhóm khảo cổ đi vào rừng phía bên ngoài những bức tường của đền Angkor Wat.

Tiến sĩ Damian Evans nói: “Không có thứ gì trên nền rừng được hình thành một cách ngẫu nhiên, thậm chí là một gò mối. Nhiều thành phố bị chôn sâu dưới đất, nó sẽ ảnh hưởng đến bề mặt phía trên theo những cách tinh tế. Những cử động, hoạt động và hành động của những con người sống cách đây hàng trăm năm trước đều được lưu lại vào cảnh quan. Bình thường thì những tảng đá, sự va chạm mạnh và chỗ trũng đều chả có ý nghĩa gì, nhưng một khi bạn nhìn vào ảnh chụp của LiDAR, thì đó là những chứng cứ kì lạ chỉ những vết tích còn sót lại của một thành phố có liên quan đến Angkor Wat”.

Giáo sư Roland Fletcher nói: “Cấu trúc này, trong đó có kích thước hơn 1500m bằng 600m (1640 bằng 656), đây là phát hiện nổi bậc nhất liên quan Angkor Wat cho đến nay. Chức năng của nó vẫn chưa biết như đã nêu ra, như trong thế giới được biết về Angkor Wat. 
 
Angkor Wat đầu tiên và duy nhất được biết, ngôi đền được sửa đổi một cách hệ thống để sự dụng trong một khả năng phòng thủ. Các bằng chứng cho thấy nó là một sự kiện trong lịch sử Angkor Wat, một trong những năm 1297 và 1585, hoặc 1585-1630 là giai đoạn biểu hiện sự kết thúc của sự phòng thủ.

Điều này thách thức sự hiểu biết truyền thống của chúng ta về hệ thống cấp bậc xã hội của cộng đồng Angkor Wat, và cho thấy rằng các khu vực của ngôi cổ tự Phật giáo. Bao quanh bởi hào nước, các bức tường, có thể không được độc quyền bảo quản của những người giàu có, hay cấp tầng lớp tăng sĩ Phật giáo”. (The University of Sydney)

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thất công sự bằng gỗ được xây dựng vào cuối năm lịch sử Angkor Wat, điều này cho thấy cái nhìn sâu vào ngôi Đại Già lam Phật giáo có thể chuyển thành một thành trì phòng thủ chống lại sự xâm lăng của các Vương quốc hùng mạnh Ayutthaya Thái Lan ngày nay.
 
Angkor Thom có nghĩa là Thành Phố Lớn là thành phố kinh đô lâu dài nhất và cũng là cuối cùng của vương quốc Khmer được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 12.

Sau khi đức vua Suryavarman II là người xây dựng Angkor Wat băng hà vào khoảng năm 1150, Kampuchia rơi vào tình trạng rối ren, vô chính phủ. Quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công và cuối cùng cưỡng chiếm Angkor Wat. Jayavarman VII lúc sinh thời vốn là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, ông thờ ơ với mọi biến động trong đời sống. Đến 50 tuổi, thấy đất nước quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm dày xéo, ông thấy không còn con đường nào khác hơn là theo con đường kiếm cung mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn. Năm 1181, ông dấy binh khởi nghĩa, sau ròng rã bốn năm chiến đấu, ông đánh đuổi được Chiêm Thành ra khỏi đất nước mình, khôi phục lại thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh. 
 
Kinh thành Angkor Thom chiếm một diện tích xấp xỉ 10 cây số vuông mà thời cao điểm của nó dân số lên đến một triệu người trong khi ở Luân Đôn thời ấy chỉ có năm mươi ngàn dân. Bên trong Angkor Thom là những kiến trúc có từ thời các vua trước cùng với những khu đền xây dưới thời vua Jayavarman VII, cộng với những gì được xây dựng tiếp vào các đời sau. Chính ngay ở Angkor Thom vua Jayavarman cho xây dựng các công trình ồ ạt đên nỗi về sau người ta tìm thấy một phiến đá ghi khắc lại Jayavarman như là chú rể mà thành phố chính là cô dâu. Ba thế kỷ trước, đây là kinh đô dưới thời vua Yasodharapura, trung tâm nằm hơi chệch về hướng tây bắc, kinh đô Angkor Thom nằm chồng lên một phần của kinh đô cũ đó. Những khu đền đáng chú ý có từ trước gồm các đền Baphuon, khu cung điện Phimeanakas của vua Suryavarman I, Sân voi, và Sân tượng vua “cùi” được sát nhập vào khu vực hoàng cung. Ngôi đền sau cùng được biết đã xây thêm trong khu vực Angkor Thom là Mangalartha vào năm 1295. Về sau các công trình sẳn có được thêm thắt ít nhiều nhưng không tồn tại lâu vì được dùng những vật liệu không có độ bền cao. Angkor Thom vẫn tiếp tục được chọn làm kinh đô nhưng tàn lụi dần mãi đến khi bị bỏ hoang phế.

Thành Angkor Thom cao 8 mét, vuông vức bốn cạnh mà mỗi cạnh dài 3 cây số, che chở một kinh đô rộng gần 10 cây số vuông. Bên ngoài bao bọc bằng một hệ thống hào rộng chừng 100 mét mà theo truyền khẩu thời ấy chứa đầy loài sấu hung dữ. Hào vừa được dùng đề bảo vệ thành vừa làm hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho dân chúng. Thành làm bằng đá ong ở hai mặt, giữa phủ đầy đất. Ở giữa bốn mặt thành nhìn ra các hướng đông, tây, nam, bắc có cổng thành với tháp đền cao 23 mét nằm bên trên, được tạc hình bốn khuôn mặt trông ra bốn hướng. Ngoài ra, 500 mét về phía bắc cổng phía đông một cổng khác được xây thêm và có tên là Cổng Chiến Thắng, con đường đi vào cổng này chạy song song với đường vào cổng phía đông, đi vào công trường chiến thắng và hoàng cung, lệch về phía bắc của khu đền Bayon. Lối vào các cổng thành là một cầu đá chạy qua hào nước, hai bên có hình tượng các quỷ thần đang ôm kéo rằn thần Naga mà bên trái là 54 thần devas và bên phải là 54 quỉ asuras như thường thấy ở Angkor Wat và một số đền khác. Đây có lẽ là hình ảnh tiêu biểu cho truyền thuyết Khuấy Động Biển Sữa để tìm thuốc trường sinh, một truyền tích thấy đầy dẫy trên những tranh chạm khắc trong các đền ở Angkor. Đây được xem như là nơi chuyển tiếp giữa thế giới người với thế giới quỉ thần. Cổng phía nam tấp nập nhiều du khách nhất vì nơi đây đã được phục chế gần hoàn toàn và các tượng tương đối ít mất đầu. Hơn nữa đây là đường chính gần nhất nối thẳng từ Angkor Wat đến Angkor Thom.

Khu đền Bayon nằm ở trung tâm Angkor Thom, cách cổng thành khoảng 1 cây sô rưỡi. Bayon là khu đền súc tích với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ. Được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13 như là đền chính thức của đức vua Jayavarman VII, tin theo Phật giáo đại thừa khác với tín ngưỡng Ấn giáo như các vua trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (devaraja). Vua Jayavarman VII cải giáo sang Đại thừa vì các vua đời trước nối nghiệp vua Suryavarman II theo Ấn Giáo, người xây dựng Angkor Wat đã để quân Chiêm đánh bại. Sau khi đức vua Jayavarman VII băng hà, những vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Ấn Giáo, Phật Giáo Nguyên Thủy, đã xây thêm cho ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình.

Thích Vân Phong (Nguồn: Cambodiadaily)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm