Lần đầu tiên ở Việt Nam có nhà tro cốt xây dựng quản lý bằng công nghệ 4.0
Chùa Long Hưng là nơi đầu tiên tại Hà Nội có nhà gửi tro cốt được xây dựng chuyên nghiệp và quản lý bằng công nghệ 4.0. Với việc quản lý hiện đại, chỉn chu này những thân nhân của người quá vãng cũng an lòng khi gửi tro cốt vào chùa.
Việc gửi tro cốt cần chuyên nghiệp, bài bản hơn
Hiện nay chỉ mới có quy hoạch quỹ đất đối với hình thức an táng, trong khi nhiều người dân nhất là ở đô thị chọn hỏa táng thay an táng. Xu hướng hỏa táng ngày càng tăng, lưu giữ tro cốt người thân thế nào sau hỏa táng trở thành mối quan tâm của nhiều người. Ai cũng mong tìm được ngôi nhà thứ 2 cho người thân đã mất được chỉn chu. Điều này cũng dễ hiểu khi người còn sống mong muốn thể hiện sự kính trọng với bề trên của mình ngay cả khi họ đã khuất.
Nhiều chùa ở nhiều tỉnh, thành hiện cho phép Phật tử, nhân dân gửi tro cốt, di ảnh của người thân quá cố trong tháp cốt hoặc khu vực thờ tự trong khuôn viên chùa. Đặc biệt, sau khi Chính phủ có chủ trương khuyến khích hỏa táng theo hướng văn minh, hiện đại, nhu cầu đưa tro cốt lên chùa càng nhiều hơn. Các cơ sở tôn giáo có nhận gửi tro cốt bắt đầu quá tải.
Sau khi chết, rải tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không?
Việc gửi tro cốt vào chùa không chỉ là nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng mà là vấn đề xã hội, chính sách cho người đã khuất. Thế nhưng, thời gian qua, việc lưu giữ tro cốt tại chùa cũng gặp phải nhiều bất cập khi chưa thực sự bài bản. Sự việc hi hữu và đau lòng tại chùa Kỳ Quang 2 (TP HCM) là một ví dụ. Sự việc hàng trăm hũ tro cốt bị xếp vào xó làm đảo lộn rơi rớt hình ảnh, danh tính người đã khuất trên các hũ tro cốt gửi vào chùa khiến thân nhân không thể an lòng.
Khi thất lạc tro cốt người thân, họ đau lòng, lo lắng xen lẫn sự bực tức. Sự việc đau lòng này đã đặt ra một vấn đề nan giải trong việc gửi tro cốt, quản lý tro cốt gửi cần chuyên nghiệp, khoa học, bài bản hơn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngay sau đó đã có chỉ đạo Ban trị sự các đị phương. Trên cơ sở đó định hướng nhằm đảm bảo tốt nhất niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân đối với người thân quá cố, phù hợp với văn hóa tâm linh người Việt.
Ngôi chùa đầu tiên quản lý tro cốt theo công nghệ 4.0
Chùa Long Hưng ở thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội hiện là Trung tâm Biên, Phiên Dịch Quốc Tế trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt nam. Nằm trong khu địa tạng chùa Long Hưng có một không gian rất đặc biệt. Ngôi nhà tâm linh dành cho những người đã đi chọn cuộc đời này.
Đây cũng là ngôi chùa hiếm hoi có một khi tháp cốt rộng lớn và hiện đại. Công trình này sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới xử lý mùi, tạo không gian thanh tịnh. Hiện nơi lưu giữ tro cốt có 3 dạng: một dạng hũ cốt đơn; dạng hũ cốt đôi và chỉ có hình ảnh thờ bài vị.
Nắm chủ trương của TƯ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, chùa ngay từ đầu đã rất sát sao đến việc quản lý tro cốt người quá vãng lưu trữ tại chùa. Điểm khác biệt so với những nơi đang thực hiện công việc lưu giữ tro cốt, nơi lưu trữ Tro Cốt chùa Long Hưng quản lý chuyên nghiệp hơn với công nghệ 4.0. Tất cả các tro cốt quả lý theo công nghệ hiện đại, có mã QR để kết nối với hệ thống máy tính. Các tro cốt được khi được đưa vào được quản lý hết sức cẩn thận, từ mã số quản lý, sổ sách lưu giữ, số điện thoại của các gia đình… Điều này giúp cho việc quản lý được chỉn chu hơn.
“Thiết kế và vật liệu dùng làm các hộp lưu trữ tro cốt đều làm từ loại vật liệu từ nhôm Đuy-ra loại vật liệu chế tạo máy bay, chống cháy, nổ và động đất. Tro cốt và kỷ vật của người đã khuất được bảo vệ an toàn ngay cả khi có thiên tai, địch họa xảy ra. Các thiết kế vỏ hộp theo các mẫu thiết kế hoa văn đẹp, tinh tế phù hợp cảm xúc của Phật tử”– đại diện chùa chia sẻ.
Đến khu địa tang chùa Long Hưng người ta không thấy sự lạnh lẽo mà thay vào đó là một không gian ấm cúng, trang nghiêm, hiện đại. Nét đẹp của một công trình chỉn chu mang đầy tính nghệ thuật. Nơi tôn trí cốt được bài trí các biểu tượng Quan Âm, lá Bồ Đề, Hoa Sen, Bài kinh, Chú Bát Nhã … là những biểu tượng gắn liền với Đức Phật.
Hơn nữa, Đại đức Thích Quảng Lâm – Phó Trị sự chùa Long Hưng cho biết, hàng ngày chư vong linh được chăm sóc và cúng bái trang nghiêm. Có người hàng ngày chăm sóc và lau chui sạch sẽ cùng có hệ thống chống cháy, điều hòa hút ẩm, hút mùi bật 24/24. Hàng ngày các Thầy vẫn đến khu địa tạng tụng kinh, niệm phật, hồi hướng công đức cho các vong linh nương theo tu tập. Các vong linh gửi về đây nghe tiếng Kinh, về để tu tập nương tựa ánh sáng an yên của Đức Phật.
Vào các dịp lễ lớn, các Thầy lại lập đại lễ Cầu siêu, thiết lập trai đàn… Những thân nhân của người quá vãng cũng an lòng khi gửi tro cốt vào chùa. Cùng với đó, thân nhân đến thăm viếng cũng có cơ hội thăm quan chiêm bái Phật, học hỏi và tu tập Phật Pháp tại chùa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính
Trong nước 18:30 18/11/2024Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
Xem thêm