Thứ sáu, 08/09/2017, 06:24 AM

'Lạt ma Đạo sư' Thinley Nguyên Thành công kích tháng 'cô hồn'

Gần đây Đạo tràng Mật Gia Song Nguyễn tại Bà Rịa Vũng Tàu đã xuất hiện hàng loạt bài viết trên trang chanhtuduy.com về việc đả phá các nhà sư nổi tiếng cũng như "không hiểu biết" khi yêu cầu các báo điện tử gỡ nhiều bài viết về chủ đề "Cô hồn" nhân mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch.

Nhiều báo điện tử đã đăng mà vội gỡ ngay, nhưng riêng trang phatgiao.org.vn (Ban Thông tin Truyền thông T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam) vẫn để nguyên mà có quan điểm riêng cho mình về việc ý thức bảo vệ nét đẹp tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Tại sao đạo tràng này lại công kích như vậy, chúng ta cùng nhau đăng đàn làm rõ để các phật tử nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung có một góc nhìn đúng nghĩa hơn.
 
1-Thứ nhất: Quan điểm về tính pháp lý
 
Pháp Luật Việt Nam không cấm về quyền công dân được tín ngưỡng tự do đa tôn giáo, có người tin theo đạo Phật, đạo Giáo, đạo Lão, đạo Mẫu, đạo Tin lành, đạo Hồi v.v..., mỗi đạo đều có nét đẹp và sắc màu riêng được Nhà nước và luật pháp cho phép hoạt động. Gần đây đạo Mẫu được Unesco công nhận là loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc, bởi vậy tôn tạo các Chùa, Đền, Đình, Miếu, Phủ được Bộ Văn hóa và Ban Tôn giáo Chính phủ cấp phép quản lý là hoàn toàn đi đúng với chính sách của Đảng và Nhà Nước.
 
Vậy Đạo tràng Mật Gia Song Nguyễn có trực thuộc cơ quan Giáo hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý hay không? Xin quý độc giả liên lạc tại http://phatgiaobariavungtau.org.vn là sẽ biết?
 
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết Đạo tràng Mật Gia Song Nguyễn trực thuộc 2 cơ quan quản lý đó là: Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) ký thành lập đạo tràng này mang tên Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng và thực hành Yoga Tây Tạng và một cơ quan nữa là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam ký thành lập Câu lạc bộ Unesco khảo cứu và ứng dụng yoga Tây Tạng
 
Cả hai cơ quan này đều không hoạt động tôn giáo mà chỉ hoạt động lĩnh vực nghiên cứu cũng như lĩnh vực thể thao thanh trí Yoga. Vậy mà Đạo tràng Mật Gia Song Nguyễn lại ngang nhiên hoạt động Phật giáo, phái là Mật Tông, dòng truyền thừa Ninh Mã, thuộc Mật giáo Tây Tạng do ông Nguyễn Hữu Lợt xưng danh là Đạo sư Thinley Nguyên Thành làm giáo chủ có trụ xứ và đạo tràng tại Bà Rịa Vũng Tàu đang thu hút hàng trăm tín đồ theo. 

2-Thứ hai: Quan điểm về Phật học
 
Theo thống kê tại Việt Nam có gần 50.000 nhà sư đang tu hành (xuất gia) và hàng triệu người dân đang tu theo đạo Phật, trong số đó tỷ lệ 80% theo phái Tịnh Độ tông còn lại là theo các tông môn khác như Thiền tông, Mật tông , Hoa nghiêm tông.v.v...
 
Về quan điểm Phật học vẫn còn một vài Tông, Môn, Giáo phái này có những quan điểm không đồng nhất (thậm chí còn trái chiều) với những Tông, Môn, Phái khác. Chẳng hạn như Đạo tràng Mật Gia Song Nguyễn (Đạo sư Thinley Nguyên Thành) cho rằng tất cả chúng sinh sau khi mất 49 ngày là hoàn toàn đầu thai sang các cõi khác cho nên việc cúng giỗ là vô ích, ngược lại Thích Giác Hạnh và nhiều sư thầy thì cho rằng nhiều linh hồn vẫn còn tồn tại hàng trăm năm mà vẫn chưa siêu thoát được. Kể cả nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng (Trung tâm tiềm năng con người trực thuộc UIA nói trên vẫn gọi hồn gặp nhiều vong linh chiến sĩ và nhiều nhân vật lịch sử hàng trăm năm về trước).

Phải chăng UIA đang quản lý 2 con người là Phan Thị Bích Hằng và đạo sư Nguyên Thành lại 2 quan điểm trái chiều? Một cho rằng vong còn tồn tại, một cho rằng vong linh đã "biến sạch" sau 49 ngày thì còn đâu linh hồn mà cúng với kiếng. Chính vì vậy mà học trò Đạo tràng Mật Gia Song Nguyễn gần đây đã liên tiếp phản pháo tới các báo điện tử "đe nẹt, dọa này kia" nhằm yêu sách gỡ bài, và điều đặc biệt là ông Nguyên Thành cùng các học trò tấn công mạt hạ, thóa mạ tới những nhà sư nổi tiếng như Thích Nhật Từ, Thích Thiện Thuận, Thích Phước Tiến, họ bới lông tìm vết những lỗi "không thuộc về lỗi" mà chỉ mang tính cảm xúc khi giảng, họ còn gọi tên riêng của Thích Nhật Từ là Trần Văn Thảo ra và còn yêu sách tới các cơ quan chức năng vào cuộc để làm gì?

Tiến sĩ Thích Nhật Từ có giảng về lịch sử các Phật như A Mi Đà, Đại Thế Chí, Bồ Tát là không có thật trong lịch sử như đức Phật Thích Ca, ngoài ra bài giảng của thầy Thích Thiện Thuận cũng rất hữu ích và thiết thực, những câu từ và thầy Thích Thiện Thuận vấp phải chỉ mang tính cảm xúc không đáng trách. ấy thế mà họ cho là Tà Kiến dẫn đến thóa mạ thầy Thích Thiện Thuận toàn những từ ngữ không đáng có, thật đáng tiếc khẩu nghiệp của họ sau này.
 
Vì sao Lạt Ma Đạo sư Thinley Nguyên Thành lại đả phá mùa Vu Lan mãnh liệt đến như vậy? Không có gì là khó hiểu.
 
Cách đây một vài năm bài viết "Kinh Vu Lan Bồn Thực hay giả" của Đáo Bỉ Ngạn đã từng gửi đăng trên nhiều báo trong đó có trang Thư Viện Hoa Sen https://thuvienhoasen.org/a16353/kinh-vu-lan-bồn-thực-hay-gia-đạo-bị-ngăn, đến nay hầu như các báo đã gỡ sạch, mà chỉ còn tồn tại duy nhất trên trang chanhtuduy.com của ông Nguyên Thành mà thôi. Vì sao vậy? Vì những lập luận của Đáo Bỉ Ngạn quả quyết mang tính quy chụp không thiết thực và Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến (Một dịch giả ưu việt về Phật Học) đã vạch trần chính Ông Đáo Bỉ Ngạn là ông Nguyễn Hữu Lợt (tức đạo sư Nguyên Thành) viết, vừa đá bóng vừa thổi còi mà không phải ai khác bởi văn phòng và cách lập luận y như nhau. Xem tại đây: https://thuvienhoasen.org/p21a16333/6/người-phật-tử-nên-đọc-kinh-điển-như-thế-nào
Lại nữa năm 2016 Đại đức Thích Phước Tiến cũng đã có buổi giảng tại Giảng đường Xá Lợi có tựa đề: Thông Qua Kinh Vu Lan Bồn -Mục Kiền Liên là Ai? Tại đây Thích Phước Tiến đã lên tiếng cho những kẻ nào nói rằng kinh Vu Lan Bồn là giả mạo, tức kẻ ấy đang muốn phá hoại đạo Phật truyền thống và không có thiện trí với đạo Phật của người Việt đang tu hành, gây hoang mang và chia rẽ cộng đồng (xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=mAyCjS3Au0I).
Sau khi bài viết của Đáo Bỉ Ngạn (tức Nguyên Thành) bung ra thì đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu sư tầm và đi đến kết luận "Cũng nên ghi nhận thêm: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kinh Vu-lan không phải do ngài Trúc Pháp Hộ dịch, và còn nhiều điểm tồn nghi xung quanh kinh này cũng như một số kinh Đại thừa khác. Nhưng rõ ràng kinh phù hợp với giáo lý Phật giáo và đã tạo nên một truyền thống rộng rãi, tốt đẹp về đạo Hiếu, về tình người và sự kính mộ Tam-bảo. Do đó, người phật tử nên kính mộ, hành trì kinh và nỗ lực duy trì và phát huy truyền thống Vu-lan." Xin trích từ Tạp chí Văn hóa Phật giáo.
Ông Nguyễn Hữu Lợt xưng danh là Đạo sư Thinley Nguyên Thành
Chính vì sự ngộ nhận kinh Vu Lan Bồn từ ông Nguyên Thành đã nêu, mà ông ta đã bị cô lập tới cộng đồng Phật giáo, cho nên tính "Sân" của cả Thầy và Trò đã không hề vơi đi mà còn "Hận" để nhằm minh bạch cho thiên hạ biết. Đây cũng là nguyên nhân mà ông Nguyễn Hữu Lợt (tức Nguyên Thành) đã phản pháo liên tục để khẳng định mình là "Vua của Tuệ Tri Thức", nhằm đánh bóng bản thân để gia tăng uy tín tới các con nhang đệ tử trong đạo tràng của mình.
 
3-Thứ ba: Quan điểm về tín ngưỡng văn hóa tâm linh người Việt
 
Với đạo Phật thì không có "linh hồn" còn với đạo Mẫu thì hoàn toàn khác, đó là đạo của người Việt Nam có từ 4000 năm về trước khi cha ông ta mới ngày đầu dựng nước. Nhờ có đạo Mẫu phát triển mà cha ông ta đã lương theo các bậc Thánh đức, các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm hòa bình thống nhất đất nước. Cho nên nhiều nhà chùa hiện nay xây dựng phía trước là ban Phật, phía sau là nhà thờ Tổ và thờ Mẫu mà như giáo sư sử học Lê Văn Lan và nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền đều cho rằng văn hóa tâm linh người Việt khi đi lễ đều nên nhớ "Tiền Phật Hậu Mẫu".
 
Lạt Ma Nguyên Thành cùng các học trò đã từng phản pháo rằng "Một bác sĩ nha khoa thì không thể khám sang tiêu hóa được" và ý của họ là một người làm nghệ thuật thì không thể đánh giá sang lĩnh vực khác được. Vậy họ đang tu theo đạo Phật (Mật Tông Tây Tạng) thì làm sao mà hiểu hết ngọn ngành của đạo Thánh Mẫu của Người Việt được đây (?)
 
Tinh thần trước sau như một của Ban Thông tin Truyền thông T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam
 
Gần đây ông Mật Quốc Sanh (Lương Đức Hiếu) là một sĩ quan quân đội, một đảng viên đang ăn lương của nhà nước và là học trò của ông Nguyên Thành đã phản phản bác tới trang phatgiao.org.vn với tựa đề như sau:

"Học trò Mật gia Song Nguyễn tác pháp chiếu quang: 

Kính gửi: Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ Nội vụ; Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hội nhà báo Việt Nam; Hội nhà báo Hà Nội; Ban biên tập báo điện tử phatgiao.org.vn

Tôi là một phật tử, pháp danh là Mật Quốc Sanh. Về thế tục, tôi tên là Lương Đức Hiếu, một đại uý trong quân đội nhân dân Việt Nam, hiện đang sống và làm việc tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Vừa qua, ngày 23/8/2017, tôi đọc được bài báo “Những lưu ý khi cúng cô hồn” của tác giả Nhật Linh (http://phatgiao.org.vn/phongtuc-tap-quan/201708/Nhung-luu-y-khi-cung-co-hon-thang-7-am-lich-28096/). Sau khi đọc xong nội dung bài viết này, với tinh thần là một Đảng viên, một công dân yêu nước và cũng là một phật tử, tôi viết thư này gửi tới quý báo, cũng như các cơ quan chức năng với nội dung phản ánh về những dấu hiệu cổ súy mê tín dị đoan, cũng như sai lạc theo quan kiến đạo Phật. Trước hết, tôi bày tỏ quan điểm phản ánh về nội dung bài viết dưới với vai trò là một người lính, một Đảng viên và một công dân...."
đọc tiếp >> http://chanhtuduy.com/truyen-thong-cua-dao-phat-hay-truyen-thong-cua-dao-co-hon/
 
Ban quản trị của trang điện tử phatigiao.org.vn đã không gỡ bài mà ghi chú ở dưới như sau:
 
Chú thích: Bài viết có nội dung mang tính chất phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, không phải là giáo lý đạo Phật.
 
Vậy mà họ còn Kính gửi tới cả Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ Nội vụ; Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hội nhà báo Việt Nam; Hội nhà báo Hà Nội để làm gì? Những bài viết như vậy có đáng gửi đến tận những cơ quan chức năng kia không? Phải chăng vừa gửi vừa dọa?
 
4-Kết luận
 
Vậy Đạo sư Thinley Nguyên Thành là ai, tên ông ta là gì? Qua tìm hiểu từ cơ quan chính quyền địa phương thì được biết ông ta là Nguyễn Hữu Lợt, một vị Đạo sư chưa được tấn phong theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông Lợt từng là nhà báo làm việc tại báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, đã nghỉ hưu và tu theo phái Mật Tông bên Tây Tạng.
Ông Nguyễn Hữu Lợt, sinh năm 1960, tại Đà Nẵng, hiện đang trú tại tổ 4 thôn Phước Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Là những người tu Phật chân chính theo chính pháp và lương theo tinh thần của Giáo hội Phật giáo quy định theo Hiến pháp và Pháp luật. Chúng ta cùng đăng đàn đề nghị cộng đồng phật tử nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung cần chung tay góp sức cùng nhau gìn giữ bảo vệ và phát triển Giáo hội Phật giáo, không để cho những kẻ ngoại đạo phá hoại, đâm bị thóc chọc bị gạo, thóa mạ khẩu nghiệp đến những vị tăng sư uyên thâm của đất nước, phỉ báng Kinh và giáo điển Phật Đà gây hoang mang và chia rẽ trong quần chúng.
 
Kính đề nghị các cơ quan ban ngành (liên ngành) vào cuộc điều tra xem Đạo tràng này hoạt động như thế nào, có đúng với quy chế về hoạt động tôn giáo hay không?
Kính chúc các phật tử xa gần và cộng đồng xã hội một mùa Vu Lan an lạc và hạnh phúc.

Nguyễn Thị Trang Khuyên - cùng tập thể câu lạc bộ đạo tràng chuyên tu lên tiếng
Ghi chú: Bài viết do bạn đọc gửi đến BBT trang tin phatgiao.org.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm