Thứ, 17/09/2018, 09:05 AM

Nghĩ về chủ trương cấm ăn thịt chó của Hà Nội

Xét về đạo đức, văn hóa, quan hệ thân thiết với người và sự thông minh, hiểu biết, tương tác của loài chó, xã hội không thể dung chứa và chấp nhận hành vi “làm kinh tế” trên thân xác chó “dù còn sống hay đã chết”, vì đó là hành động dã man, đều có thể coi là thiếu hoặc mất nhân tính dù nhìn từ góc độ nào.

Gần đây, chủ trương bằng văn bản của UBND thành phố Hà Nội về việc tuyên truyền, vận động, kêu gọi và cấm ăn thịt chó đã tạo nên hiệu ứng xã hội đáng kể. Sáng nay, khi đọc một loạt bài trên các kênh và hoa mắt khi lướt qua sự liệt kê thông tin liên quan trên Google, tôi đã bày tỏ thái độ cá nhân trên mục “tôi viết” của Thanh niên online, có ngay kết quả: hơn 60% ủng hộ chủ trương trên...
 
Viện dẫn của cơ quan hành chính thành phố Hà Nội nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng thành phố văn minh và thân thiện, quảng bá hình ảnh với khách du lịch, nếp sống: Không ăn thịt chó là văn minh…!.

Việt Nam dùng nhiều thịt chó và có hẳn luận cứ khoa học, có lẽ người miền Bắc dùng nhiều hơn ở miền Nam. Thịt chó lá mơ, mắm tôm... là món đặc sản với không ít bà con gốc Bắc hay ở đất Bắc. Những con số cập nhật cho thấy lượng tiêu thụ thịt chó của Việt Nam cao thứ 2 thế giới.

Phản ứng dư luận cho thấy không ít người cho rằng chó hay những vật nuôi không thuộc động vật trong tự nhiên hay hoang dã, ăn hay không ăn là chuyện cá nhân và do vậy chủ trương đã “bị xem là lạ”!

Cá nhân tôi khi quyết định thực hiện quyền công dân  và nhìn biểu đồ hiển thị trên Thanh Niên online lại nghĩ nhiều đến những góc nhìn: văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng hơn là khía cạnh pháp luật, du lịch hay kinh tế xã hội.
 
Chó! Động vật thân thiết bậc nhất với con người không chỉ ở xứ mình. Biết bao  câu chuyện thành văn học trên toàn thế giới về sự trung thành, thông minh và lòng dũng cảm của chó. Ngày bé tôi đã mê mải đọc “Truyện loài vật” dày cộm, trong ấy có kể về các chú chó thân thiết với chủ vô cùng cảm động, lạc chủ bao lâu và ở bao xa vẫn cố tìm về. Có chú chó chủ quy tiên vẫn đêm đêm nằm bên mộ! 

Không hề ngẫu nhiên  khi ở một số quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ, nhiều doanh nhân thành đạt lại luôn có vật nuôi bên cạnh là chú chó trung thành! Không thuần là nhu cầu thời thượng, bảo vệ hay thú chơi, chó có quan hệ mật thiết với con người, tình cảm khăng khít.

Nhân loại khi thoát dần khỏi đời sống nguyên thủy đã tập tành thuần hóa và nuôi một số động vật, ngoài chó thuộc về  gia súc, gia cầm. Trâu được nuôi ở nhiều nước để cày cấy nông gia, vận chuyển và tham gia công đoạn sau thu hoạch lúa. Bò được nuôi để lấy sữa. Một số loài chim nuôi để giải trí...Về sự phổ biến và được thừa nhận mang tính xã hội, không đề cập đến chuyện nuôi chó như làm kinh tế, nuôi lấy thịt, cho dù có tồn tại. Xét về đạo đức, văn hóa, quan hệ thân thiết với người và sự thông minh, hiểu biết, tương tác của loài chó, xã hội không thể dung chứa và chấp nhận hành vi “làm kinh tế” trên thân xác chó “dù còn sống hay đã chết”, vì đó là hành động dã man, đều có thể coi là thiếu hoặc mất nhân tính dù nhìn từ góc độ nào.
 
Bạn có thấy các em bé nô đùa với chú chó to kềnh? Các cụ già hay phụ nữ xinh đẹp ung dung dạo cũng chú chó cưng ở công viên hà phố? Không loài vật nào có vị trí như thế.

Khoa học đã phân tích khá rõ và chứng minh về hạng bậc cao cấp của loài chó trong tiến hóa, về chỉ số thông minh và hoạt động sống, khả năng học tập, cấu trúc não bộ... Chó, về sinh học, có một ví trí nào đấy mà con người có thể hiểu được, tương tác được và ngược lại.

Như thế, khi xã hội lên án và kết tội các hành vi gây thương tổn con người thì cũng không hoan nghênh hay khuyến khích các hành vi tấn công hay các xâm khác đến loài vật thân thiết với con người: Chó. Đương nhiên, luật hóa lên án hành vi ấy là chuyện khác, nhưng trước đó vẫn đang có sự không tán đồng nào đấy mang tính văn hóa xã hội của những bộ phận dân cư là “những ai ăn thịt chó hay kinh doanh chó”. Khi bạn giết, mổ xẻ và “hưởng thụ” thịt, xương của con vật hàng ngày thân thiết với mọi người, chắc chắn chuyện ấy không làm tăng trưởng đạo đức hay tình yêu động vật nơi bạn.

Không phải tôn giáo nào cũng cấm ăn thịt chó, có quan niệm về “vật dưỡng nhân”, nhưng Phật giáo tuyệt  đối cấm tín đồ lạm hành việc giết, mua bán hay ăn thịt chó, thông qua giới luật cụ thể.

Hàng phật tử nói chung, trong ngũ giới, cấm sát sinh là yêu cầu mang tính tiên quyết, trong đấy chó là một sinh mệnh. Với Phật giáo mà nói, ăn thịt chó là không văn minh, thiếu nhân văn. Giết, chế biến và ăn thịt loài vật thân thiết thì còn nói gì đến nhân đạo, tu hành, tình thương... Hành vi lợi dưỡng ấy bị cho là không chính đáng.

Du ấn trong tâm hồn thơ ấu mà tôi khắc nhớ, có lẽ mang đến hết cuộc đời, về một chú chó mực thân thiết... Nhà nghèo, trong hẻm sâu lầy lội quanh năm, ẩm thấp tăm tối. Bữa đói, bữa no, bạn bè gần như không có! Một chú chó mực đen tuyền lạc đến và ở cùng cả nhà, quấn quít. Chó hiền và đẹp lắm, trên lưng có xoáy ngựa đặc trưng của loài chó mà mãi sau này tôi mới biết có xuất xứ từ Đảo Phú Quốc.

Mực lớn lên, trông nhà, cần mẫn. Cửa có khoét một lổ nhỏ để Mực ra vào. Đêm đêm trong giấc ngủ trằn trọc, tôi hay gặp ác mộng, trong giấc mơ bất giác gọi chó mực! Và chú chó chạy đến ngay!  
 
Vậy mà một ngày, đám thanh niên chuyên ăn nhậu trong xóm lại hò nhau bắt chú chó mực ấy trói nghiến cắt cổ! Nhờ trời, vết đứt không sâu và chó mực vùng được chạy về nhà!

Sau trận đó, Mực gặp bệnh và chết. Tôi buồn lắm, chơi vơi... Mãi sau này, đi đâu thấy con chó mực, có xoáy trên lưng, lòng trùng xuống nhớ đến lúc bé bị hiếp đáp bắt nạt trong mơ cũng gọi “Mực ơi!”. Có lúc đọc bài “Vàng ơi!” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, lại càng nhớ...

Xứ mình, ngoài chuyện ăn nhậu tùm lum, tệ nạn và tội phạm đến mức… bão hòa. Chuyện lạm dụng và “hưởng thụ” thịt loài vật nuôi như một ngành kinh doanh, không phải chuyện duy nhất đáng phải lo. Nhưng chủ trương, sự vận động kêu gọi của chính quyền Hà Nội đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh,  phát tín hiệu SOS về văn hóa ứng xử đối với động vật nhất là vật nuôi, hoàn toàn có thể hiểu, cảm thông cùng chia sẻ.
 
Và, trong biểu đồ khảo sát sáng nay: Tôi thuộc vào hơn 60%  đồng ý “KHÔNG ĂN THỊT CHÓ”.

Còn bạn…?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm