Lễ húy kỵ lần thứ 4 của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và môn đồ pháp quyến đã tổ chức lễ tưởng niện húy kỵ lần thứ 4 của cố Trưởng lão HT. Thích Trí Tịnh - Đệ nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật HĐCM – nguyên Chủ tịch HĐTS GHPGVN, vào sáng nay ngày 21/03 ( 28/02 Canh Tý), tại chùa Vạn Đức (TP.HCM).
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có: Trưởng lão HT.Thích Hân Đức, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh An Giang; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư, cùng Chư tôn đức giáo phẩm HĐTS, BTS GHPGVN TP.HCM, BTS GHPGVN quận Thủ Đức, môn đồ pháp quyến, Phật tử.
Trước đó, chiều ngày 20/3, chư Tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN đã lần lượt quang lâm về chùa Vạn Đức để dâng hương Giác linh và tưởng niệm cố Đại lão Hoà thượng thượng Trí hạ Tịnh - nguyên Đệ nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tại buổi lễ, HT.Thích Hoằng Tri - trụ trì chùa Vạn Đức đã thành kính cung tuyên tiểu sử, ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của cố Đại lão Hòa thượng.
Tại buổi lễ, HT.Thích Hoằng Tri - trụ trì chùa Vạn Đức đã thành kính cung tuyên tiểu sử, ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của cố Đại lão Hòa thượng.
Theo đó, Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh năm Đinh Tỵ (1917), tại làng Mỹ Luông, quận Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc.
Năm 1937, ngài lên núi Cấm, đến chùa Vạn Linh, cầu xin Hòa thượng trụ trì Pháp húy Hồng Xứng cầu thế độ xuất gia; Năm 1941, thọ Sa-di giới tại chùa Quốc Ân - Huế và được Sư cụ Trí Độ ban cho Pháp hiệu là Trí Tịnh. Năm 1945, ngài được đăng đàn thọ Tỳ-kheo và Bồ-tát giới tại chùa Long An, Sa Đéc.
Từ năm 1945 đến ngày viên tịch, Đại lão Hòa thượng cống hiến trọn đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, đóng góp công đức to lớn trong công cuộc chấn hưng, thống nhất và hòa hợp Phật giáo, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo Tăng tài… góp phần xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, phụng sự đất nước.
Trong công tác giáo dục, ngài là một trong những vị cao Tăng của Phật giáo Việt Nam vào những thập niên 40, 50 của thế kỷ 20 và của thế kỷ hôm nay. Đại lão Hòa thượng đã có công rất lớn trong việc thành lập và giảng dạy tại các Phật học đường miền Nam Việt Nam, từ Phật học đường Phật Quang, Liên Hải, Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Huệ Nghiêm, Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Đại học Vạn Hạnh.
Ngài là nhà lãnh đạo, bậc thầy trong lĩnh vực Giáo dục, là nhà giáo dục mô phạm của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
Đại lão Hòa thượng đã đào tạo được nhiều thế hệ Tăng, Ni tài đức, Phật tử hữu danh, có ích cho Đạo lẫn đời, hiện đang phục vụ các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương, trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam qua từng giai đoạn.
Trong công tác phiên dịch và trước tác, Đại lão Hòa thượng đã để lại trong kho tàng Tam tạng Phật giáo Đại thừa nhiều bản kinh, sách có giá trị để Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam tụng đọc, nghiên cứu, tham học, trở về cội nguồn giáo lý như lời Phật dạy. Những tác phẩm Hòa thượng đã biên soạn, phiên dịch và phổ biến như: Kinh Pháp hoa (8 quyển); Kinh Hoa nghiêm (8 quyển); Kinh Đại bát Niết-bàn (2 quyển); Kinh Đại Bát-nhã (3 quyển); Kinh Đại bảo tích + Đại Tập (12 quyển); Kinh Phổ Hiền hạnh nguyện; Kinh Địa tạng bổn nguyện; Kinh Tam bảo; Tỳ-kheo giới bổn; Bồ-tát giới bổn; Kinh Pháp hoa cương yếu (Tóm tắt); Kinh Pháp Hoa thông nghĩa (tóm tắt); Cực lạc Liên hữu tập; Đường về cực lạc; Ngộ tánh luận...
Đại lão Hòa thượng đã nỗ lực trùng tu chốn Tổ chùa Vạn Linh (tỉnh An Giang), chùa Vạn Đức, thiền viện Quảng Đức -Văn phòng Ban Thường trực HĐTS GHPGVN tại TP.HCM.
Do niên cao lạp trưởng, ngài đã thu thần viên tịch vào lúc 9g15 sáng nay 28/03/2014 (nhằm ngày 28/02 Giáp Ngọ) tại chùa Vạn Đức (số 502 đường Tô Ngọc Vân, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức, TP.HCM) - Trụ thế: 98 năm; Hạ lạp: 69 năm.
Được biết, trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, thực hiện theo công văn của Ban thường trực HĐTS do HT.Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS ấn ký ngày 19/03 gởi đến chùa Vạn Đức để thông báo đến Tăng Ni, Phật tử tham dự lễ huý kỵ lần thứ 4 của cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh chỉ tổ chức mang tính nội bộ.
Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận tại buổi lễ:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin Phật sự 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Đại đức Thích Mật Tịnh làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo H.Trà Ôn (Vĩnh Long)
Tin Phật sự 07:00 21/11/2024Quyết định chuẩn y nhân sự bổ sung giữa nhiệm kỳ được công bố sáng nay, 20-11, tại buổi họp sơ kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động của Phật giáo H.Trà Ôn năm 2025, tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Thiên Phước.
Ban Trị sự tỉnh Bình Dương sẽ đăng cai tổ chức Đại giới đàn Trí Tấn 2025
Tin Phật sự 10:50 20/11/2024Sáng ngày 19/11/2024, tại Tổ đình chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã tổ chức phiên họp triển khai dự thảo kế hoạch tổ chức Đại Giới đàn Trí Tấn PL.2569 – DL. 2025 và triển khai một số Phật sự quan trọng khác.
Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức Khóa huân tu chánh niệm lần III
Tin Phật sự 15:10 19/11/2024Chiều ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17/11 năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Thới - Văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử (HDPT) tỉnh (thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), Ban HDPT GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức phiên họp rà soát công tác tổ chức khoá “Huân Tu Chánh Niệm” lần III.
Xem thêm