Lời nguyện “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo” có nghĩa là gì?
“Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”? Vấn đề này nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì thấy rắc rối, còn nếu đã có thực hành thì chẳng có gì rắc rối cả. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng mờ mờ, người sáng mắt nhìn thấy cái gì cũng sáng rõ ràng.
Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo là tinh thần của kinh Hoa Nghiêm “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”. Chúng sanh có nghĩa là do nhiều nhân tố hợp lại (chúng) mà sanh ra (sanh) gồm tình và vô tình. Tình là hữu tình chúng sanh, tức những loài có tình thức. Vô tình là vô tình chúng sanh, tức những sinh vật và các sự vật hiện tượng. Như vậy, chúng sanh bao hàm ý nghĩa không chỉ các loài hữu tình trong tam giới, lục đạo mà cả thiên nhiên, đất đá, cỏ cây… Mặt khác, Phật là bậc Giác ngộ nhưng còn hàm ý là Phật tánh, Giác tánh, Bản giác, Bản thể và Chân như. Và dĩ nhiên, lời nguyện “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo” nên được nhận thức về phương diện lý tánh hơn là sự tướng.
Trước hết, vạn sự vạn vật trong pháp giới tuy muôn hình vạn trạng, vô vàn sai biệt nhưng đều cùng một thể (vạn pháp đồng nhất thể). Hiện tượng vốn đa thù nhưng bản thể là một, duy nhất. Do đó, chúng ta và chúng sanh đồng nhất thể, hữu tình và vô tình đồng nhất thể. Vì cùng một thể nên sự thật của các pháp vốn “không sinh không diệt, không thường không đoạn, không một không khác và không đến không đi” (Bát bất-Trung luận) hay “không sinh không diệt, không sạch không dơ, không tăng không giảm” (Bát Nhã Tâm Kinh).
Phát tâm Bồ đề rộng lớn trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh
Thứ đến, tất cả loài hữu tình đều có Phật tánh (thể tánh thanh tịnh sáng suốt) và hết thảy mọi sự vật vô tình đều có Pháp tánh (thể tánh bình đẳng của vạn pháp-Không tánh, Duyên khởi tánh). Mà Phật tánh và Pháp tánh vốn bất nhị nên hữu tình và vô tình đều “đồng viên chủng trí”. Cũng chính vì thế mà tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật (kinh Pháp Hoa).
Mặt khác, do nghiệp lực và chấp trước sâu dày nên con người nhận thức thế giới luôn ở dạng nhị nguyên, đối đãi. Nhận thức của chúng ta luôn là các cặp phạm trù tánh tướng, có không, đúng sai, phải trái… Vì phân biệt, chấp trước nên có Phật và chúng sanh, có hữu tình và vô tình. Trong khi sự thật của pháp giới là bình đẳng “Tâm, Phật và chúng sanh tam vô sai biệt” (kinh Hoa Nghiêm).
Thiền sư Thiền Lão (thời Lý) khi hỏi về sự tu tập hàng ngày, nói: “Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác/Trăng trong mây trắng hiện toàn chân” (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh/Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân-Thiền Uyển Tập Anh). Khi đã phá trừ vô minh, thành tựu tuệ giác thì Chân như hiện khắp. Tất cả mọi sự vật hiện tượng bình thường quanh ta đều là Pháp thân. Nói cách khác, người giác ngộ rồi thì nhìn đâu cũng là diệu hữu (chân không-diệu hữu), thấy cảnh nào cũng là Phật đạo. Trí Bát nhã, Tâm giác ngộ hay Diệu tâm đưa đến một nhãn quan mới, siêu việt: “Khi Diệu tâm chơn như phóng xuất, Phật tánh của hữu tình và Pháp tánh của vô tình đều ở trong trạng thái nhất như, đều là Diệu tâm, đều trong tự tánh bản hữu; cho nên nói Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo” (Thích Thông Huệ, kinh Viên Giác - luận giảng).
Luận giải của Thiền sư Thích Thanh Từ dưới đây có thể xem như một chuẩn mực để tham chiếu về vấn đề trên: Trong bài hồi hướng có câu “Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”, Tăng Ni và Phật tử thường đem câu này hỏi tôi: Tình là chúng hữu tình như người, trời, súc vật còn vô tình là loài vô tri như cây, đá. Nguyện cho loài hữu tình thành Phật thì có lý, còn loài vô tình làm sao thành Phật? Như Tăng Ni Phật tử là loài hữu tình tu thì có ngày thành Phật, chớ cục đá cục sỏi làm sao tu để thành Phật, mà nguyện “Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”? Vấn đề này nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì thấy rắc rối, còn nếu đã có thực hành thì chẳng có gì rắc rối cả. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng mờ mờ, người sáng mắt nhìn thấy cái gì cũng sáng rõ ràng.
Cũng vậy, khi chúng ta mê thì nhìn mọi vật chung quanh đều mê. Khi chúng ta ngộ thấy người vật đều ngộ, tức là loài hữu tình và vô tình đều ở trong cái thấy giác ngộ của chúng ta. Hoặc nói chúng ta giác ngộ thấy tất cả đều là Phật đạo; thấy người thấy súc vật (hữu tình), thấy cây cỏ, thấy đá sỏi (vô tình), thấy tất cả đều là Phật đạo, nên nói hữu tình vô tình tề thành Phật đạo, chớ không phải chúng ta tu thành Phật rồi cây cỏ đá sỏi cũng thành Phật theo. Do mê nên thấy tất cả đều mê, do giác nên thấy tất cả đều giác, gọi là tề thành Phật đạo. Hiểu như thế mới thông suốt, bằng không thì thấy kẹt thấy rắc rối (Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải, Nxb TP.HCM, 1997, tr.166).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Xem thêm