Phân vân khi nghe mỗi thầy giảng mỗi kiểu…
Có bạn hỏi, khi lên mạng, nghe mỗi thầy giảng mỗi kiểu khiến chúng con phân vân quá. Có phải chỉ cần rõ biết việc làm của mình thôi, không cần phải quan tâm đến bên ngoài làm gì phải không thưa thầy?

Vâng, thông thường các thầy vẫn giảng đang ăn biết mình ăn, đang nói biết mình nói… Nhiều vị cho rằng chỉ cần rõ biết chính mình như vậy là đủ.
Tuy nhiên cần liên hệ rộng thêm, hành động ăn là chủ thể ăn (năng) và cái được ăn là đối tượng bị ăn (sở). Mọi hành vi của căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều nương gá vào trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) để hoạt hoá, chuyển biến.
Như vậy trong một hành động ăn chứa đựng cả năng và sở. Biết mình đang ăn chỉ là một cách nói rút gọn. Thực tế là phải biết mình đang ăn cái gì, đang nói cái gì…
Bởi thông thường cái gây rắc rối, cản trở cho thân tâm mình không phải cái biết mà là cái bị biết.
Vì hành động ăn do cơn đói thúc đẩy, nhưng cái được ăn đôi khi không đáp ứng cho cơn đói ấy. Ví dụ muốn thức ăn vị bùi ngọt, nhưng người ta cho thức ăn vị cay, vị đắng…
Cho nên đối tượng bị ăn bao giờ cũng có thể gây ra rắc rối cho cảm thọ yêu ghét, khen chê, lấy bỏ…
Vì vậy chánh niệm trong mỗi hành vi là sự tương tác không tách rời của cả hai phía chủ thể (ăn) và đối tượng (cái được ăn). Chánh niệm không có nghĩa là không còn phân biệt, mà rõ biết nhưng chấp nhận khác biệt trong an vui, tỉnh thức. Khi chuyển ý thức phân biệt ra thành ý thức bình đẳng thì sẽ không bị tác động bởi não phiền.
Cơ thể vốn có quy chế nạp vào và không chứa đựng. Tuy nhiên, cái gọi là “nạp vào” và “không chứa đựng”chỉ là tạm thời.
Nếu nạp vào mà chứa đựng mãi không đào thải thì nguy. Nếu chỉ có đào thải mà không nạp vào thì cũng nguy. Vì vậy bất kỳ chủ thể nào cũng phải tương tác với đối tượng bằng quy chế tiếp nhận và thải bỏ. Giống như trí tuệ đến thì vô minh lui và ngược lại.
Cho nên một hành động bao giờ cũng có hai phần: phần chủ thể (năng) gây nên hành động, và phần đối tượng (sở) mà hành động ấy ảnh hưởng đến.
Không bao giờ có chuyện mình nói gì và làm gì không cản trở ai, không gây ảnh hưởng tới ai.
Khi thu nạp, nếu chúng ta đưa vào quá nhiều “đối tượng” chỉ chiều chuộng cho thói quen tiếp nhận hay sở thích vốn có lâu nay của mình thì nó sẽ hình thành ra cái gọi là “sở tri chướng”, tức bị chướng ngại, ngăn che khi chỉ thích nghe cái mình muốn nghe, đọc cái mình muốn đọc, ăn cái mình muốn ăn…
Do đó, cái gì trái với chủ thể thì gây ra chướng, phản, chống đối. Chẳng hạn, không phải ai cũng biết ăn sầu riêng, và người biết ăn ngửi thấy thơm, người không biết ăn ngửi thấy khó chịu hay thấy thối.
Như vậy bất kỳ chủ thể hay đối tượng nào cũng phải tương quan thì mới vận hành được trong quy chế nạp vào và đào thải. Người không ăn được sầu riêng mà buộc họ ăn họ sẽ mắc ói. Cho nên xét về thực tế, đối tượng nạp vào luôn mang tính chọn lựa, và chọn lựa (tuỳ góc nhìn) mà nảy sinh khen chê, yêu ghét.
Trong quá trình sống, do môi trường, hiểu biết, kinh nghiệm, quan điểm và xu hướng mỗi người chọn lựa, thâu nạp mà đưa ra các phản ứng, ứng xử không giống nhau. Điều này là tất yếu nhưng không phản ánh chân lý, mà phản ánh thói quen, kinh nghiệm.
Thực tế có nhiều người không ăn được sầu riêng, nhưng vì thế mà bảo sầu riêng là loại trái cây không đáng ăn thì không đúng bản chất.
Cũng như vậy, trong một vườn hoa, mỗi người có sở thích yêu một loài hoa khác nhau.
Sở tri là những thứ ta đã thâu nạp vào từ rất lâu, mặc nhiên tạo thành thói quen, tính cách, cá tính. Sở tri gây ra chướng ngại khi ta một mực giữ thói quen ấy, tính cách ấy và dùng nó để tham chiếu vào sự vật hiện tượng.
Trong một con người, thiện ác, tốt xấu đan chen, nhưng khi yêu chúng ta có xu hướng nói cái tốt và khi ghét chúng ta có xu hướng nói cái xấu. Như vậy đối tượng mà ta chọn lập trường, phương thức tiếp cận nào thì sẽ cho ra hình ảnh theo mong muốn chủ quan của ta.
Việc ta quan tâm hay không quan tâm đến bên ngoài cần được nhìn nhận tuỳ vào thái độ, tình huống, hoàn cảnh ứng xử cụ thể.
Nhìn như vậy để thấy việc khen chê, lấy bỏ tuỳ thuộc vào lựa chọn của mỗi người, nơi mà sự tương tác giữa chủ thể (năng) và đối tượng (sở) không thể tách rời dù ta tỏ thái độ quan tâm hay không quan tâm, yêu hay ghét…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'
Kiến thức
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối
Kiến thức
Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm