Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/08/2023, 17:30 PM

“Ma có thể giả được tất cả, nhưng không thể giả câu Phật hiệu”

Khi ngồi Thiền hay niệm Phật nếu chúng ta thấy Phật hay Bồ tát hiện thân, có hào quang... thì chưa chắc là thật. Vì sao?

Vì ma đều có thể giả được hình ảnh Phật hay Bồ Tát với thân tướng và hào quang sáng chiếu rực rỡ, ma có đủ năm thứ thần thông, trừ lậu tận thông mà thôi. Vậy làm sao phân biệt được đâu là Phật đâu là do ma giả dạng, thì có hai cách:

Thứ nhất hãy xem xét xem khi gặp hình tượng Phật và Bồ tát có hào quang đó tâm ta thấy mát mẻ hay là bất an, nếu thấy hào quang đó làm ta bất an, sợ hãi,... thì đó chắc chắn là do ma giả. Vì ánh quang minh của Phật và Bồ tát làm thân ta mát mẻ, thanh tịnh, an tâm...

Các loại ma người tu thường gặp

02

Cách thứ hai phân biệt Phật hiện thân thật hay ma giả dạng, đó chính là câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật (hay A Di Đà Phật đều được) niệm một lúc chí thành, nếu là Phật Bồ tát hiện thân thật thì càng niệm câu Phật hiệu hào quang càng rực rỡ thanh tịnh và an vui. Nếu là ma giả dạng Phật thì càng niệm Phật dần dần cảnh đó biến mất, nhất tâm niệm Phật tướng đó sẽ tan. Vì sao? Vì ma có thể giả hình tượng các Ngài với đầy đủ tướng tốt, nhưng không thể nào giả được câu Phật hiệu. Nếu chúng có thể và biết niệm câu Phật hiệu thì chúng đã dần thành Phật, dần được về Cực Lạc luôn rồi.

Các loại ma gồm có: Ma ngũ ấm( hay còn gọi là nội ma, phiền não ma, loại này nguy hiểm nhất), thứ hai là ngoại ma ( những thứ quỷ mị yêu tinh...), thứ ba là Thiên ma ( loài ma thuộc cõi tha hóa tự tại thiên, cõi trời cao nhất của dục giới).

Với công phu của hành giả thời nay phần nhiều là do ngũ ấm ma và các loài ngoại ma bình thường phá. Còn Thiên ma thì chỉ xuất hiện với những vị tu hành công phu cực cao, với người tu hành thời nay thì chưa đủ công phu để Thiên ma ra tay vì các loài Ma bình thường cũng đủ làm họ đảo điên rồi, nếu Thiên ma quyết phá thì những vị công phu bình thường khó thoát khỏi.

Người hành thiền cũng nên đọc 50 cảnh giới ngũ ấm ma trong Kinh Lăng Nghiêm để phân biệt. Người hành thiền các vị tôn túc thường khuyên là nên trì thêm Chú để hộ thân, vì trong quá trình tu tập thiền do chỉ có tự lực sẽ gặp ma cảnh nhiều hơn tu Tịnh Độ. Pháp môn Tịnh Độ thì ngoài tự lực của bản thân còn có tha lực của đức Phật nên dễ vào chánh định, gặp ma cảnh cũng ít hơn. Do vậy mới nói thiền dành cho bậc lợi căn thượng trí, con người thời nay là hạ căn, nếu như không nương pháp môn niệm Phật mà muốn một đời thoát ly sinh tử là chuyện rất khó.

Trích trong Niệm Phật Thập Yếu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Kiến thức 12:00 28/04/2024

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?

Kiến thức 10:52 28/04/2024

Đối với hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ mà có những giấc mơ thấy Phật, Bồ tát và hoa sen là điều rất quý hóa, chứng tỏ bạn có duyên lành với pháp môn niệm Phật.

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Kiến thức 10:00 28/04/2024

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

Cần làm gì khi tu niệm Phật thấy thánh cảnh hiện ra?

Kiến thức 09:01 28/04/2024

Có rất nhiều người tu thiền khi đạt đến cảnh giới nhìn thấy Phật, nhìn thấy hoa báu. Nhưng vì động tâm nên khi vừa bước xuống đỉnh lễ thì bị cuồng chấp cho rằng mình chứng ngộ, chấp mình là vị thánh hay người có khả năng cứu độ chúng sinh.

Xem thêm