Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/06/2024, 08:02 AM

Nâng niu sự sống…

Ờ, thì bất cứ thứ gì trên cuộc đời này cũng đều có hạn sử dụng. Người hay vật, đồ vật cũng vậy, phàm sanh ra thì phải hoại diệt theo lẽ đương nhiên của quy luật sanh-trụ-dị-diệt.

Hết hạn sử dụng thì sử dụng không được nữa, còn nếu biết hết hạn mà vẫn sử dụng thì đương nhiên dễ xảy ra vấn đề, lợi bất cập hại. Nhất là trong ăn uống, dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm hoặc gây ra bệnh tật về lâu về dài nếu mãi dùng đồ quá date (hết hạn sử dụng).

Vô thường là tính chất của sự sống. Cuộc đời không phải bao giờ cũng bằng phẳng, chỉ toàn điều hạnh phúc mà không có khổ đau.

Vô thường là tính chất của sự sống. Cuộc đời không phải bao giờ cũng bằng phẳng, chỉ toàn điều hạnh phúc mà không có khổ đau.

Nhưng, còn hạn sử dụng thì sao? Thì cũng sử dụng một cách vừa phải, đúng công suất, khả năng của từng người, từng món đồ, nếu không thì nhanh chóng... banh chành, rơi ốc vít, bong tróc, hư hại, bệnh tật.

Đôi khi, ta cứ nghĩ bản thân mình có “hạn sử dụng” lâu dài, theo kiểu “trăm năm” hay “sáu mươi năm cuộc đời” nên lúc trẻ ta thừa sức ăn chơi, thừa thắng xông lên, áp đảo những ai yếu thế hơn mình, theo phương châm “mạnh được yếu thua” nên đến khi “sụm xuống” mới ân hận. Lắm lúc muộn mằn, vì “mồ xanh lắm kẻ tuổi còn xuân”. Cái gì cũng có chừng mực, biết đủ thì đủ, biết dừng đúng lúc thì sẽ còn an toàn, còn an vui, còn có thể quay đầu thấy bờ, không thì “thăm thẳm chiều trôi”, muốn làm lại âu phải đợi kiếp sau.

Mà, kiếp sau chắc chi đã được làm người, bởi làm người khó lắm đó đa. Thế nên, cẩn trọng trong từng ý nghĩ, lời nói, hành động để làm người cho tử tế.

Có một mệnh đề chắc bắp thế này: là người ai cũng phải chết. Thế nên, có sợ cũng phải đến lúc bước vào cửa tử, thân hoại mạng chung. Nên, thay vì sợ chết thì hãy sống cho tốt, để chết là một sự ra đi nhẹ nhàng, như thay một chiếc áo cũ vậy.

Chiếc áo tứ đại theo thời gian đã rệu rã, thiếu liên kết chặt chẽ, nhăn, xấu... nên thay áo mới để đi tốt hơn. Nếu đã sống trọn vẹn, sống đúng chức phận làm người, biết lánh dữ, làm lành thì sẽ nhận diện điều đó một cách rất dễ, thong dong, thảnh thơi tiến bước. Không thì hơi căng, vì nghĩ rằng chết là hết, là “tiêu tán đường” nên cứ thế nơm nớp, cứ thế mà hoang phí mọi thứ, thậm chí còn hại người, hại đời, gieo rắc thương đau...

Hãy nâng niu sự sống! Nâng niu nghĩa là biết tôn trọng và biết sống thật thà để không phải hối tiếc, đau thương. Đấy là một lời khuyên dành cho những ai đang sống, nhất là tuổi trẻ, khi “hạn sử dụng” (tạm xem) là tương đối dài, nếu không có những bất trắc xảy ra. Thêm nữa, đừng để hết hạn sử dụng rồi mới ngậm ngùi, giá mà hay giá như, cũng như đừng xài quá công suất kẻo banh ta-lông rồi thì có hối cũng chẳng kịp, nghen!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vun trồng chánh niệm trong công việc

Kiến thức 16:39 25/06/2024

Michael Carroll đã nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng từ năm 1976, hoàn tất chương trình Phật học năm 1982, và là một giáo thọ được truyền thừa trong dòng thiền của Tây Tạng Chogyam Trungpa.

Kinh Thắng Man thực giải (Tinh yếu kinh Thắng Man)

Kiến thức 14:10 25/06/2024

Kinh Duy Ma Cật, có nam cư sĩ Bồ tát vĩ đại; kinh Thắng Man, có Thắng Man Phu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa tu bồ tát đạo, nguyện tu học và thấu triệt vô lượng Phật pháp.

Từ câu chuyện Trưởng giả có bốn bà vợ, nghĩ về “người nghiệp không rời nhau”

Kiến thức 12:15 25/06/2024

Một Trưởng giả có tất cả bốn bà vợ. Người thứ nhất rất trung thành với ông, thế mà suốt ngày ông không nghĩ tới. Người vợ thứ hai được ông lưu ý chút ít. Người vợ thứ ba được ông nhắc nhở liền miệng. Người vợ thứ tư thì ông ở đâu bà có mặt ở nơi đó, không rời một gang tấc.

Thiểu dục, tín, tàm, quý là pháp chưa từng có

Kiến thức 10:50 25/06/2024

Thiểu dục là muốn ít, sở dĩ người ta khổ vì tham muốn quá nhiều nên người nào biết vừa đủ, vui với những gì đang có thì sẽ thảnh thơi hơn.

Xem thêm