Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/03/2023, 09:46 AM

Nên làm gì khi bất đồng quan điểm với sếp của mình?

Con có nên góp ý một cách xây dựng, bằng lời ái ngữ để giúp cho việc tương tác giữa chị ấy và con được trôi chảy hơn không ạ? Hay cứ để cho sự bất toàn diễn ra như vậy và tiếp tục làm việc không hiệu quả như vậy ạ?

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, con có nghe Pháp thoại của Thầy và đọc những lời dạy của Thầy trên trang Yenlang.net. Trong đó Thầy có dạy:
“Chính sự tỉnh thức từng giây phút với thân tâm mới là cách duy nhất vượt khỏi lòng tham muốn, kể cả lòng tham muốn cầu toàn.
Giác ngộ ra sự bất toàn chính là giác ngộ hoàn toàn đó, con có biết không?”
Con học và ứng dụng vào đời sống, cụ thể là công việc làm ở văn phòng. Cấp trên của con thường xuyên có những yêu cầu không hợp lý, sau một thời gian trao đổi và làm việc thì có được bằng chứng là yêu cầu không hợp lý luôn ạ. Con biết đây chỉ là cái sai ở tục đế thôi nhưng cách làm việc này vẫn ảnh hưởng đến công việc của con hằng ngày, làm cho mọi việc chậm trễ, phải sửa đi sửa lại một vấn đề theo những mong cầu thay đổi liên tục của chị ấy. Và khi con có ý kiến thì chị ấy vẫn bảo vệ quan điểm, con hiểu được chỉ là cái tôi của chị ấy đang lên tiếng thôi.
Những lúc như vậy con có cảm giác khá khó chịu và thường dành thời gian để chăm sóc cảm giác, cảm xúc và tâm trí mình. Con có thể nghỉ ngơi một lúc, uống trà hay đi dạo, sau đó thì con thấy tâm tư lắng dịu hơn. Con biết là con cần thực tập thận trọng-chú tâm-quan sát thường xuyên, không để ngoại cảnh hay tập khí làm lớn mạnh tham sân si trong con.
Con hiểu là sự bất toàn trong đời sống cũng là điều kiện để mỗi người tự học ra bài học giác ngộ của mình thôi. Con biết là chỉ khi con phải thật tĩnh lặng thì con mới lên tiếng và chỉ nên góp ý vì cái chung chứ không để bảo vệ bản ngã hay chứng minh mình đúng ạ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trả lời:

Có 4 yếu tố đức Phật dạy có thể khiến người khác chịu nghe gọi là "tứ nhiếp pháp":

1) Biết san sẻ quyền lợi với người khác

2) Biết cách nói người khác thích nghe

3) Biết hành động vì lợi ích người khác

4) Biết bình đẳng trong công việc với người khác.

Nếu con làm được như vậy thì chắc chắn không đụng chạm đến bản ngã của bất kỳ ai.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Làm sao con có thể sống tùy duyên thuận pháp và có chánh nghiệp vững vàng?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:15 28/03/2024

Hỏi: Lúc trước con thích nhiều thứ nhưng giờ tự nhiên thấy nhàm chán tất cả, mỗi ngày trôi qua sau giờ làm việc, con chỉ thích đọc Phật pháp, nghe pháp thoại. Đứng ở giữa ngã ba đường này, con kính xin thầy một lời khuyên để có thể sống tùy duyên thuận pháp và có chánh nghiệp vững vàng.

Làm sao để diệt được cái tâm mong cầu và chống đối?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:00 26/03/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, xin Thầy cho con hỏi làm sao để con diệt được cái tâm mong cầu và tâm chống đối. Con nhận thấy rằng 2 cái tâm này nó làm con khổ sở rất nhiều.

Trải qua nghịch cảnh mới thấy rõ chính mình

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:17 26/03/2024

Kính thưa Thầy! Hôm bữa có người chửi thẳng vào mặt con, lúc đó con tức quá chửi lại một hai câu sau đó con bình tĩnh lại được nên im, còn người kia cứ chửi một hồi rồi thôi. 

Xem thêm