Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/12/2012, 11:24 AM

Nếp sống đạo (Phần III)

Đạo Phật luôn chủ trương rằng con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản thân mình trong những điều kiện hiện tại của cuộc sống, những gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra đều do hành động (nghiệp hay Karma) của mình tạo

Mục đích của đạo Phật, như chúng đã ta biết, là đem lại hạnh phúc chân thật cho muôn loài. Vậy, như thế nào là hạnh phúc chân thật? Quan niệm về hạnh phúc như thế nào mới đúng?

Phần đông, mọi người đều cho rằng hạnh phúc là sự thỏa mãn những ước muốn của mình. Nói cách khác, là được chìm đắm trong sự thọ hưởng Ngũ dục lạc, là tài, sắc, danh, thực, thùy. Khi đạt được những thứ này thì người ta cho rằng là mình có hạnh phúc.

Như ta biết, lòng tham của con người thì sâu như đáy bể, con người có bao giờ thỏa mãn với sự ham muốn của mình đâu! Lòng tham của con người vốn là điều vô tận. Vì tất cả chúng ta đều sống trên cõi Dục, nên mọi tư tưởng đều xây dựng trên dục lạc. Tuy có những tham vọng thanh tao và có những tham vọng tho kệch, nhưng tất cả đều không nằm ngoài sự chi phối của dục vọng. Một người nghèo khổ chỉ muốn có đủ áo cơm cho gia đình. Nhưng khi có đủ áo cơm vẫn chưa lấy làm thỏa mãn, người ấy muốn có một căn nhà để gia đình ẩn náu. Nhưng khi được căn nhà, lại vẫn chưa lấy làm thỏa mãn. Cái tham vọng vô cùng đưa người ta đến chỗ vô lý một cách quá đáng. Có khi con người ước muốn một cách quá vụng về.

 

Hễ tham vọng thì phải được thỏa mãn, nhưng sự thỏa mãn chỉ có trong giây lát rồi lại có một ước muốn khác phát sinh thì sự thỏa mãn không còn nữa và con người phải chạy theo ước muốn mới, vì thế mà suốt đời cứ lận đận, gian nan. Những ước muốn thường không được thực hiện và đó là nguyên nhân cho bao nỗi khổ ở đời. Ưa muốn mà không được là khổ, khi chạy theo dục vọng, người ta có thể phạm vào tội ác. Những nhân xấu ấy đã đưa lại cho con người quả báo vô cùng đau khổ. Ngọn lửa dục vọng từ con người phát sinh trở lại thiêu đốt con người, thiêu đốt cả đời sống nhân loại. Vì vậy, mục đích của đạo Phật trong cuộc đời là giúp mọi người thoát khổ được vui. Đức Phật dạy rằng chúng ta muốn bớt khổ thêm vui, một cách đơn giản là chúng ta phải nên quý trọng những gì mà ta có, cả trong những phút giây, trong từng hơi thở và cả trong đi đứng, nằm ngồi, nói cười, suy nghĩ vv…

Tu theo đạo Phật, ta có thể đạt được tuệ giác sâu rộng để không bị quay cuồng trong sự vận hành của vật chất và ham muốn, mà mất đi những phẩm hạnh cao đẹp cần có của một con người. Trong mỗi giây phút, nếu chúng ta biết rằng mình đang làm gì, nghe gì, cảm gì, thì cuộc sống của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn.

Tóm lại, Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một triết lý mà đức Phật là một nhà giáo dục vĩ đại. Đạo Phật luôn chủ trương rằng con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản thân mình trong những điều kiện hiện tại của cuộc sống, những gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra đều do hành động (nghiệp hay Karma) của mình tạo. Là Phật tử học theo lời Phật, chúng ta phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, để về đến bến giác ngộ một cách yên bình.

Học theo lời Phật

Học và hành theo lời Phật dạy, tìm hiểu và hấp thụ giáo pháp của Ngài. Dùng ba phương pháp “văn, tư, tu”, tức là nghe lời giảng hoặc đọc kinh sách, suy ngẫm để thấm nhuần tinh túy của lời Phật dạy nhằm áp dụng vào đời sống để điều phục tâm mình không cho vọng động. Ta nên thực hành theo pháp môn Tam vô lậu học Giới–định–tuệ và tinh tấn niệm Phật để tiêu trừ nghiệp chướng.

Việc học Phật cũng quan trọng như hơi thở chúng ta vậy. Bình thường ta thấy nó không quan trọng, nhưng đến khi hơi bị trở ngại thì nó lại vô cùng có ý nghĩa. Nếu ta không tranh thủ thời gian để học hỏi Phật pháp và tu tập thì sẽ muộn mất.

Vậy phải học tập và hành trì như thế nào? Truớc hết, chúng ta phải học hỏi giáo lý từ Thầy bạn, từ những vị giảng sư trong các khóa tu Phật thất hoặc tu Bát quan trai. Nếu có điều kiện thì nên tham gia học các lớp giáo lý dành cho Phật tử hoặc chương trình Phật học hàm thụ của Nguyệt San Giác Ngộ. Ta cũng có thể học từ các kinh sách băng đĩa dành cho Phật tử sơ cơ. Học tập được đến đâu thì ta nên áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình đến đấy để có được hạnh phúc và an lạc. Khi ta đã hiểu được lời Phật dạy và hành trì theo những lời dạy ấy thì ta sẽ kiểm soát được thân tâm, phiền não khổ đau sẽ bị chế ngự và dần bị loại trừ.

 
Tu học theo Phật giáo là tìm trở về an trú trong sự tỉnh giác thanh tịnh để phát huy một loại hiểu biết đặc biệt được gọi là trí tuệ. Đức Phật luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng tuệ giác rất quan trọng trong đời sống. Nó có thể giải thoát chúng ta ra khỏi tất cả những mê lầm và tiến dần đến hành trình giác ngộ.


Tác giả  Thích Nhuận Thạnh
Theo: Nếp Sống Đạo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu

Sách Phật giáo 23:26 10/04/2024

Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.

Xem thêm