Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/12/2013, 15:01 PM

Nét đẹp nguyên sơ của ngôi chùa trên núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)

Chắp tay thành kính trước tôn tượng Đức Phật A Di Đà chừng vài phút, tôi thầm khấn nguyện mong ánh từ quang nơi Ngài che chở cho chúng sinh các cõi, mong Ngài phù hộ cho Phật giáo Việt Nam ngày thêm hưng thịnh.

Chút ít thời gian nơi núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, dù chụp được khá nhiều ảnh, nhưng tôi không kịp tham khảo kỹ thông tin từng định danh của một quần thể kiến trúc, phần lớn là thiên nhiên tạo.

Từ nơi có ghi chú Động Tàng Chơn, qua một lối nhỏ hai bên là vách đá núi tự nhiên, vào sâu bên trong là cả một không gian kiến trúc Phật giáo còn đậm những nét nguyên sơ.

Theo lời một người dân ở đây, một trong những điểm độc đáo, đó là tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã hàng trăm năm tuổi hoàn toàn bằng đá thiên nhiên tạo, và tượng Đức Phật A Di Đà mới tôn tạo lại, cũng là tác phẩm bằng đá nguyên khối mà tự nhiên ban tặng nơi đây…

Qua chừng vài trăm nấc thang đá, một bên ôm theo sườn núi, chúng tôi cùng nhau về chiêm bái vẻ đẹp “thiên nhiên tạo”, nơi núi Ngũ Hành Sơn một sáng se lạnh giữa tháng 10.

Phía bên phải, trước lối dẫn lên sân chính thẳng hướng gian Tam Bảo chùa Linh Ứng, là tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng nguyên khối. Ngài an tọa kiết già, hướng nhìn thẳng đường lên từ những bậc thang đá, phía trước là một “hồ nước” nhân tạo nhỏ xinh, xung quanh xanh mướt cỏ cây, sắc núi…











Gian Chính điện chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn

Tới khoảng sân trước gian Chính điện chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn, phía bên trái là Vườn tháp nhuốm đậm màu thời gian, rêu phong bám đầy. Lối đi bên hông phải gian Chính điện, chếch bên trái Vườn tháp dẫn đến Động Tàng Chơn. Một buổi sáng, khi mặt đất, cỏ cây còn chưa khô sau trận mưa hôm trước, ấy thế mà vào bên trong động, chỉ hơi se se lạnh, không khí trong lành, sảng khoái.

Chúng tôi chỉ chiêm bái những điểm chính, nhưng bấy nhiêu cùng đủ để tôi ghi lại những hình ảnh cần thiết. Nơi tôi dừng chân lâu nhất là trước tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thật khó tin đây là tác phẩm thiên nhiên tạo. Một vẻ đẹp nghiêm thường có sức hút lạ kỳ, trước tôn tượng Ngài, tôi thấy lòng xốn xang lạ, chỉ muốn ngắm mãi chẳng rời…

Từ nơi tôn tượng Đức Phật Bổn Sư, theo phía tay phải, đi chừng vài chục mét dẫn tới một hang nhỏ, nơi có tôn tượng Đức Phật A Di Đà đứng trên đài sen, tay trái Ngài bắt kiết ấn hướng lên trời, cánh tay phải buông nhẹ với bàn tay để mở hướng xuống đất. Trước tôn tượng Ngài, trong đầu tôi cứ âm vang “Nam Mô A Di Đà Phật”, như có hàng trăm người đang cùng nhau trì niệm.

Chắp tay thành kính trước tôn tượng Đức Phật A Di Đà chừng vài phút, tôi thầm khấn nguyện mong ánh từ quang nơi Ngài che chở cho chúng sinh các cõi, mong Ngài phù hộ cho Phật giáo Việt Nam ngày thêm hưng thịnh. Chụp 2-3 kiểu ảnh, lễ tạ rồi tôi dạo nhanh một vòng, thuận duyên mà ghi lại những hình ảnh cần thiết.

Chưa đến 40 phút, chúng tôi đã hạ sơn. Những nấc thang cuối cùng chưa hết, cơn mưa rào ập đến, mặt đất nhanh chóng loang những bong bóng nước mưa. Tiếng mưa lộp bộp xen lẫn những bước chân vội vã tìm nơi trú tạm… Tôi khom người ôm túi máy ảnh, chạy tới nhà dân gần đó, ghé mái hiên tránh mưa. Đứng nhìn lên núi Ngũ Hành Sơn, tôi khẽ nhủ mong sớm có dịp trở lại nơi đây, khi đó tôi sẽ ở lại thật lâu. Còn nhiều điều chưa kịp khám phá…

Những hình ảnh CTV ghi nhận:

Đường bậc thang dẫn lên núi

Tôn tượng đức Phật Bổn Sư thẳng đường lên phía bên phải

Lầu Quán Âm phía bên trái gian Chính điện

Vườn Tháp



Trước cổng Động Tàng Chơn




Trang Nghiêm Tự nơi khoảng sân trước từ Động Tàng Chơn vào phía bên phải



Tôn tượng đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng đá "thiên nhiên tạo"

Tôn tượng Đức Phật A Di Đà



Tháp Xá Lợi và một góc thành phố biển Đà Nẵng từ sân tháp nhìn xuống





Một vài hình ảnh khác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm