Ngôi chùa cổ 300 tuổi ngự ở cổng làng khoa bảng
Chùa cổ Vĩnh Phúc hơn 300 năm tuổi nổi bật với kiến trúc độc đáo và lưu giữ được nhiều hiện vật quý.
Nằm ven dòng sông Lô, làng Quan Tử từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất hiếu học với 12 vị tiến sĩ Nho học. Bởi vậy, nơi đây còn có một tên gọi khác là làng khoa bảng. Hiện nay, làng Quan Tử có hai di tích nổi tiếng là đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung và chùa cổ Vĩnh Phúc với tên nôm là chùa Am.

Trong đó, chùa Am hơn 300 năm tuổi nổi bật với kiến trúc độc đáo và lưu giữ được nhiều hiện vật quý. Chùa nằm trên một gò đất nổi cao, rộng giữa cánh đồng trũng gọi là gò Am. Người dân nơi đây ví ngôi chùa tựa như một bông sen và đường vào cổng làng như cuống của đài sen.

Trên cây hương đá dựng giữa sân chùa Am khắc dòng chữ “Hương chúc bảo đài” ghi rõ chùa được xây dựng vào năm Bính Tý năm 1696, hoàn thành vào năm Canh Dần 1710.

Tam quan chùa hướng về cổng đông làng Quan Tử. Trước tam quan là khoảng sân lát gạch vuông. Tam quan xây kiểu chữ “Môn” gồm 3 gian 2 dĩ, từ sân lên nền tam quan xây bậc tam cấp. Trên tầng có treo chuông đồng và khánh đồng đều là di vật quý, có giá trị lịch sử và điêu khắc.

Khu chùa chính gồm 3 tòa xây theo kiểu chữ “Tam”: Bái đường gồm 5 gian 2 dĩ có kiến trúc kiểu 2 tầng mái tạo cảm giác thông thoáng và cao ráo cho mái chùa. Đây là tòa có kiến trúc đẹp và lớn nhất.
Chùa chính với hệ thống 28 cột kết hợp với hệ thống xà cao thấp theo kiểu dân gian tạo nên một bộ khung bền chắc đỡ 2 tầng mái xòe rộng. Gian chính giữa treo bức đại tự sơn son “Vĩnh Phúc Tự” được làm dưới triều vua Bảo Đại.

Điều độc đáo nhất của chùa Am không chỉ là ngôi chùa có kiến trúc rộng với cảnh quan đẹp mà còn là nơi hội tụ của nhiều tôn giáo và loại hình tín ngưỡng. Điều này được thể hiện qua hệ thống các ban thờ, tượng Phật trong chùa.

31 pho tượng của chùa Am rất phong phú về kiểu dáng, chất liệu bằng gỗ hoặc bằng đất. Ở đây không chỉ là tượng Phật mà còn có cả tượng thiên thần, nhân thần và phúc thần. Mỗi pho tượng có kiểu cỡ và kích thước khác nhau xong mỗi pho tượng đều thể hiện được chức năng vị trí của mình.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nơi đây đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân làng Quan Tử và vẫn được nhân dân địa phương gìn giữ bảo vệ cảnh quan cũng như các hiện vật trong chùa.
Theo Báo Vietnamnet.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hoa Lâm Ngự tự - ngôi chùa cổ gần 800 năm
Chùa Việt
Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Ngôi chùa có 'báu vật' lớn bậc nhất Việt Nam
Chùa Việt
Nằm cách TP Hà Nội hơn 100km, chùa Cổ Lễ (thuộc địa phận huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo ở Việt Nam.

Thăm ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản tại vùng Bảy Núi - An Giang
Chùa Việt
Sở hữu kiến trúc lấy cảm hứng từ phong cách chùa tháp Nhật Bản, Phước Lâm Tự hay được gọi là chùa Lầu không chỉ thu hút đông đảo Phật tử đến chiêm bái mà còn là điểm check-in độc đáo của du khách khi ghé thăm vùng Bảy Núi - tỉnh An Giang.

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Việt
Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.
Xem thêm