Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/09/2023, 08:10 AM

Ngôi chùa ở An Giang lưu giữ thi thể vị sư gần 1 thập kỷ

Đã qua đời gần 10 năm nhưng thi thể nhà sư ở An Giang đến nay vẫn không phân huỷ dù không được bảo quản bằng loại hoá chất hay phương pháp nào.

Nằm cạnh UBND xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), ngôi chùa Kom Ph’lưng có vẻ ngoài uy nghiêm, trầm mặc với thời gian. Nhìn tổng thể, công trình kiến trúc này gồm: cổng chùa, hàng rào, chánh điện, nhà Sa-la, tháp để cốt… Nổi bật hơn hết là ngôi chánh điện được xây dựng ở vị trí trung tâm và nền cao hơn so với các công trình khác.

Chánh điện chùa Kom Ph’lưng

Chánh điện chùa Kom Ph’lưng

Ngôi chùa này nổi tiếng về câu chuyện thi thể Hoà thượng Chau Tinh (1935-2014) không bị phân huỷ dù đã mất gần 10 năm. Khi thi thể Hoà thượng Chau Tinh được cất lên, các sư thầy trong chùa cùng bà con trong vùng đều cảm thấy lạ, dù đã tận mắt chứng kiến nhưng nhiều người cũng không dám tin.

Ngôi tháp nơi đặt thi thể Hoà thượng Chau Tinh.

Ngôi tháp nơi đặt thi thể Hoà thượng Chau Tinh.

Phụ trách tại chùa, sư Chau Nền cho biết, từ nhỏ, Hoà thượng Chau Tinh tu học tại một ngôi chùa ở huyện Tri Tôn. Tới năm 13 tuổi, sư về tu học tại chùa Kom Ph’lưng cho đến lúc qua đời, được chôn cất trong khuôn viên chùa.

Vào tháng 3/2020, theo tập tục tôn giáo, thi thể sư Chau Tinh được cải táng sau 6 năm. “Ngày dở hài cốt, các sư cùng người dân tập trung rất đông. Khi mở nắp quan tài thấy cốt không tan rã, vẫn còn nguyên da đắp xương, không có mùi hôi”, sư Chau Nền nhớ lại.

w-chua-6-2-1475

Sư Chau Nền cho biết thêm, theo lẽ thường, khi chôn cất suốt nhiều năm, phần da thịt sẽ bị thối rữa, phân huỷ, nhưng thi thể Hoà thượng Chau Tinh vẫn còn nguyên vẹn như lúc vừa chôn. Trước đó, trong lúc tẩm liệm, các sư thầy không sử dụng bất kỳ loại hoá chất hay phương pháp ướp xác nào.

“Hiện tượng lạ nên nhà chùa quyết định xây dựng lại ngôi bảo tháp khang trang hơn, sau đó lồng kính, mỗi ngày đều có người đến hương khói”, vị đại diện chùa Kom Ph’lưng cho hay.

Thời gian đầu lưu giữ thi thể vị Hoà thượng, dòng người hiếu kì khắp nơi kéo đến xem rất đông, đặc biệt vào các dịp lễ. Dần dần, người dân địa phương xem việc này trở nên quen thuộc.

Công chức văn hoá xã Ô Lâm Chau Xuân Huân cho biết, chuyện thi thể Hoà thượng Chau Tinh ở chùa Kom Ph'lưng không bị phân hủy là có thật. Theo tập tục của người Khmer, không có quy định phải chôn thi thể xuống đất nên địa phương cũng không can thiệp vào. 

Nguồn: Báo Vietnamnet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Xem thêm