>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Chùa Tây An được Tổng đốc Doãn Uẩn lập vào năm 1847, trải qua nhiều lần mở rộng, trùng tu. Đây còn là nơi bắt nguồn cho văn hóa tôn giáo của người dân quanh vùng nói riêng và miền Tây nói chung. Chùa tọa lạc trên nền đất cao và thoáng rộng. Tổng diện tích khuôn viên chùa là 15.000 m2. Điểm nhấn của chùa là điểm nhấn ấn tượng là ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc rực rỡ. Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ. Các tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông... được làm bằng gỗ cổ thụ, chạm trổ công phu. Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc của ngôi chùa vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng) đẹp mắt. Nền chùa lát gạch bông. Đằng sau chánh điện là gian nhà thờ rộng thoáng. Các cột gỗ được trùng tu, đỡ bằng trụ bê tông. Chiếc chuông đồng to bên trong chánh điện. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Họa tiết thể hiện kiến trúc Việt ở các cây cột. Tượng các vị thần Ấn Độ trên trần tại lối vào chánh điện. Chùa được bao quanh bởi khu vườn có nhiều cây cối xanh mát. Bên trong sân chùa có một cột phướn cao 16 m. Hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh lại mang dáng dấp kiểu Ấn Độ Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" vào tháng 7/1980. Công trình được xem như là một biểu tượng lịch sử, minh chứng cho sự giao lưu giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ. Đây không chỉ là nơi thu hút đông Phật tử vào mỗi dịp lễ hội mà còn là điểm dừng chân thú vị cho người yêu thích khám phá các công trình kiến trúc cổ. Phong Vinh (VnExpress)
Ngôi cổ tự giao thoa giữa hai nền kiến trúc Ấn Độ và Việt Nam
Thứ năm, 28/03/2019, 15:12 PM
Là một ngôi chùa Phật giáo - biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ, chùa Tây An hay còn được gọi là Tây An cổ tự tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi núi Sam (nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang).