Thứ tư, 01/05/2024, 09:55 AM

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng

Chùa Ô Chumaram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum), nằm ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, được hình thành trên 200 năm. Hiện nay, chùa trở thành một điểm đến lịch sử, văn hóa của nhiều du khách.

Chùa Ô Chum được xây dựng vào năm 1798, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, thể thao của cộng đồng dân cư Khmer, với trên 30% dân số của địa phương. Trong những năm chiến đầu giành độc lập dân tộc, chùa phải hứng chịu nhiều lần ném bom của địch, vào năm 1968 và 1969, chùa bị phá nát gần như hoàn toàn. Dù vậy, các vị sư sãi và bà con phật tử vẫn kiên trì bám trụ đấu tranh bảo vệ phum sóc, quyết tâm giúp phong trào cách mạng.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 1

Chùa Ô Chumaram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum), nằm ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng. Ảnh: Ngọc Khuyến.

Chiến tranh đi qua, chùa Ô Chum là minh chứng lịch sử của quân và dân Sóc Trăng, năm 2008, chùa được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Những năm qua, chùa nhiều lần được trùng tu nhưng chưa hoàn thiện, phải đến tháng 3 năm nay nhờ sự quyên góp của các mạnh thường quân, phật tử gần xa và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền chùa được xây dựng lại theo dáng dấp của ngôi chùa cũ, trên diện tích hơn 2ha.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 2

Cổng vào chùa Ô Chum.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 3

Mặt trước chánh điện chùa Ô Chum.Ảnh: Ngọc Khuyến

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 4

Trong chùa được trang trí những bức tranh vẽ tay bởi các nghệ nhân dân gian Khmer.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 5

Nội dung của các bức tranh bên trong chánh điện chủ yếu kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc mới sinh đến khi đắc đạo.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 6

Mặt trước ngôi sala (khu vực được hiểu như giảng đường, nơi sinh hoạt chung của các sư sải và phật tử).Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 7

Bên trong sala.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 8

Người Khmer có quan niệm Đức Phật luôn bên họ để che chở và ban phúc lành nên hầu như ở trong các phum, sóc, người dân tự nguyện đóng góp để xây dựng ngôi chùa riêng cho địa phương mình.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 9

Các bức tường hay các cột kèo, cánh cửa trong chùa được trang trí các bức phù điêu, hình ảnh lấy cảm hứng từ cuộc đời của Đức Phật.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 10

Đối với người Khmer, rắn, nhất là thần rắn Naga có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 11

Khi xuất hiện, rắn Naga thường có phần đuôi uốn cong, phần đầu là hình ảnh của con rắn phồng mang với 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu hoặc 9 đầu. Phổ biến nhất trong các chùa Khmer ở Nam bộ là rắn Naga 5 đầu.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 12

Chùa Ô Chum mang lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer với tông màu đỏ cam chủ đạo.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 13

Một trong những điểm nổi bật của ngôi chùa là hình tượng chim thần Krut, đây là loài vật dữ nhưng có tình cảm với Phật pháp. Chim thần Krut được cho là có sức mạnh phi thường, nên thường được đặt ở vị trí tại các cột để nâng đỡ bảo vệ chắc chắn tầng mái, vừa thể hiện sự uy nghi cho công trình này.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 14

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 15

Nóc chùa được thiết kế theo một tổng thể hình tam giác cân, ở các góc nóc mái được trang trí hình tượng bốn đuôi rồng uốn lượn tạo cảm giác uyển chuyển, mềm mại cho ngôi chùa.Ảnh: Ngọc Khuyến.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 16

Các họa tiết hình khối, đường nét tinh tế cùng màu sắc rực rỡ tạo sự nổi bật cho ngôi chùa.Ảnh: Ngọc Khuyến

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 17

Người Khmer có quan niệm Đức Phật luôn bên họ để che chở và ban phúc lành.Ảnh: Ngọc Khuyến

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 18

Trong khuôn viên chùa trồng nhiều hoa sen. Tượng Phật dù đứng hay ngồi cũng đều ngự trên tòa sen nhiều tầng, biểu hiện của linh thiêng thoát tục, sự nảy nở tinh thần hướng thiện.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng 19

Nơi đây hàng năm diễn ra nhiều lễ hội của người Khmer, thu hút rất đông đồng bào khắp nơi đến dự, như Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Đôlta… Ảnh: Ngọc Khuyến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Trang nghiêm lễ rước giới bản theo nghi thức Làng Mai

Ảnh 18:20 29/03/2025

Như Phatgiao.org.vn đưa tin, Đại giới đàn Nước Tĩnh diễn ra từ ngày 23/3 đến ngày 28/3/2025 tại Làng Mai, Pháp Quốc và diễn ra cùng ngày tại tu viện Vườn Ươm, Thái Lan.

Tượng Phật ở Tiền Giang trong 10 tượng Phật ấn tượng thế giới

Ảnh 13:28 12/03/2025

Tượng Phật ở chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn trong top tượng Phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới.

Thiêng liêng lễ trùng tụng Tam Tạng Kinh điển tại Lumbini

Ảnh 04:04 10/03/2025

Đại lễ Trùng tụng Tam Tạng Kinh điển Quốc tế lần thứ 4 đã khai mạc vào sáng 5/3/2025 tại Thánh địa Lumbini, Nepal, với sự tham dự của hơn hơn 500 tu sĩ Phật giáo từ nhiều quốc gia.

Trang nghiêm Đại giới đàn Đạt Pháp

Ảnh 11:29 05/03/2025

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, Đại giới đàn Đạt Pháp do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An tổ chức, khai mạc sáng 1/3, tại chùa Pháp Minh (H.Đức Hòa).

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo