Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 01/03/2020, 11:22 AM

Kinh A Di Đà bằng tranh

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

> Tìm hiểu thêm về Đức Phật A Di Đà tại đây

Kinh A Di Đà bằng tranh 1

Tôi nghe như vầy. Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, nơi vườn của ông Cấp Cô Độc và cây của ông Kỳ Đà, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ Kheo tụ hội, đều là bậc đại A La Hán mà mọi người biết đến.

Kinh A Di Đà bằng tranh  2

Ðó là Trưởng lão Xá-lợi-phất, Ma ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-Ca-Diếp, Ma-ha-Ca-chiên-diên, Ma-ha-Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lợi-bàn-đà-dà, Nan-đà, A Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-lô phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-ni, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa; cùng các vị Bồ-tát Ma-ha-tát như Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càn-đà-ha-đề Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ-tát và các vị Bồ-tát lớn nhiều như thế nữa; cùng với Thích Ðề Hoàn Nhơn… vô lượng chư thiên đại chúng đồng câu hội.

Kinh A Di Đà bằng tranh 3

Bấy giờ, Phật bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất: “Từ đây tới phương Tây, trải qua mười vạn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Trong cõi đó, có đức Phật hiệu A Di Đà, hiện đang nói pháp.” “Xá Lợi Phất, vì sao cõi đó tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh trong cõi nước đó không có những sự khổ, chỉ thọ hưởng các điều vui, nên cõi đó tên là Cực Lạc.

Kinh A Di Đà bằng tranh 4

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẫn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc.

Kinh A Di Đà bằng tranh 5

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Ðáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do các thứ vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức.Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, màu xanh có ánh sáng xanh, màu vàng có ánh sáng vàng, màu đỏ có ánh sáng đỏ, màu trắng có ánh sáng trắng, thơm ngát vi diệu.

Nầy Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, thành tựu công đức, trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trỗi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãi y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này nữa Xá-lợi-phất, cõi nước kia thường có các loài chim màu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Ðạo Phần. Tiếng ấy diễn xướng, diễn là biểu diễn, xướng là ca hát bất cứ người nào nghe đến đều rất vui thích. Pháp âm mà bọn chim diễn xướng biểu hiện Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề Phần, Tám Thánh Ðạo Phần.

Các pháp như thế ấy, chúng sanh ở nước kia nghe âm thanh này rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, ông chớ cho chim này thiệt là do tội báo sanh ra. Tại sao thế? Vì cõi nước của Phật kia không có ba ác đạo. Này Xá-lợi-phất, cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo, huống chi là có thật. Các thứ chim ấy đều là do Phật A Di Ðà muốn cho tiếng Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế.Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao Ðức Phật kia có tên là A Di Ðà? Này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có ánh sáng vô lượng, chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, cho nên có tên là A Di Ðà. Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Ðà.

Này Xá-lợi-phất, Phật A Di Ðà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Lại này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh văn đều là bậc đại A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được; các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế.

Kinh A Di Đà bằng tranh  11

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bậc A-bệ-bạt-trí. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được, chỉ có dùng số vô lượng vô biên A-tăng-kỳ để nói.

Kinh A Di Đà bằng tranh 12

Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được cùng ở một chỗ với các bậc thượng thiện nhơn. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.

Kinh A Di Đà bằng tranh 13

Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Ðà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Ðà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà. Này Xá-lợi-phất, ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sanh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia.

Kinh A Di Đà bằng tranh  14

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay ngợi khen lợi ích về công đức không thể nghĩ bàn của Phật A Di Ðà. Ở phương Ðông cũng có Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Ðại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và Kinh được tất cả chư Phật đều hộ niệm” này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Nam có Phật Nhật Nguyệt Ðăng, Phật Danh Văn Quang, Phật Ðại Diệm Kiên, Phật Tu Di Ðăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Tây có Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Tướng, Phật Ðại Quang, Phật Ðại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh Quang. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Bắc có Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sanh, Phật Võng Minh. Giống như vậy hằng hà sao số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật đều hộ niệm này”.

Này Xá-lợi-phất, thế giới phương dưới có Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Ðạt Ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương trên có Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật Ðại Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, Phật Ta La Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Ðức, Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Như Tu Di Sơn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: “Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm này”.

Kinh A Di Đà bằng tranh 15

Xá Lợi Phất, ý ông nghĩ sao? Vì sao gọi là “Kinh tất cả các đức Phật hộ niệm”? Xá Lợi Phất, nếu có người con trai lành, người con gái lành nào nghe được kinh nầy mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của các đức Phật, thì những người con trai lành, những người con gái lành đó đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được chẳng thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên, Xá Lợi Phất, các người đều phải tin nhận lời của ta và các đức Phật nói.

Kinh A Di Đà bằng tranh  16

Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao gọi là “Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm”? Này Xá-lợi-phất, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào nghe Kinh này mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của chư Phật, thì những thiện nam thiện nữ ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm cho và đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên này Xá-lợi-phất, các ông hãy nên tin nhận lời ta và lời chư Phật nói.Này Xá-lợi-phất, nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về nước của Phật A Di Ðà thì những người đó đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ở nước Phật kia, những người này hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh. Cho nên này Xá-lợi-phất, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn, nếu ai có lòng tin hãy nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

Kinh A Di Đà bằng tranh  17

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Ðức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế này: “Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta-bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này”.

Kinh A Di Đà bằng tranh  18

Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó.Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la… ở thế gian nghe Phật nói rồi đều hoan hỷ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.

Nguồn: Truyện tranh Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm