Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/03/2024, 21:38 PM

Ngồi kiết già và ngồi bán già 

Cách ngồi kết già là một tư thế duy nhất của Phật và đệ tử Phật, lại còn gọi là Kết già phụ tọa, Già phu chánh tọa, Già phu tọa, Già tọa, Toàn già tọa, là 1 trong 4 oai nghi đi đứng ngồi nằm của Phật giáo.

Tư thế nầy là đem 2 lưng của 2 bàn chân gác chéo lên 2 bắp vế, còn hai lòng bàn chân hướng lên trên, cách ngồi nầy còn gọi là Hàng Ma, Kiết Tường. 

1. Trước hết lấy bàn chân phải gác lên trên bắp vế trái, sau đó lấy bàn chân trái gác lên trên bắp vế phải, 2 lòng bàn chân gác ngửa lên 2 bắp vế. Bàn tay trái đặt lên trên bàn tay phải, đây gọi là kiểu ngồi hàng ma. Thiên Thai, Thiền Tông,... các Tông phái Hiển giáo phần nhiều ngồi theo kiểu nầy. 

2. Trước hết lấy bàn chân trái gác lên trân bắp vế phải, sau đó đem bàn chân phải gác lên trên bắp vế trái. Tay phải đặt lên tay trái, đây gọi là cách ngồi Kiết Tường, thân ngồi an tường, tay kết ấn hàng ma, người tu hành theo Mật giáo phần nhiều ngồi kiểu nầy. 

Quyển 7, Đại Trí Độ Luận chép: Trong các phép ngồi, ngồi Kết già là vững vàng hơn cả, lại không dễ bị mỏi mệt, pháp ngồi nầy người tu thiền, nhiếp giữ tay chân, tâm không tán loạn, mau tiến vào thiền định, Ma vương thấy ngồi như thế cũng sanh lòng sợ hãi, nhân thế mà chư Phật cùng các hàng đệ tử đều ngồi như vậy. 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Theo quyển 30, Du Già Sư Địa Luận chép: Ngồi Kết già lại có 5 nhơn duyên: 

1. Nhiếp thân nhẹ nhàng.

2. Trải qua thời gian lâu mà không mỏi mệt.

3. Ngoại đạo không có cách ngồi như thế.

4. Hình tượng đoan nghiêm.

5. Là cách ngồi chánh trong nhà Phật. 

Chúng ta nhìn thấy Phật tượng đều ngồi theo tư thế Kết già. Nhân thế mới nói, ngồi Kết già rất có ích cho việc tu hành, khiến người không bị hôn trầm, lại dễ dàng nhập định, định rồi thì phát sanh trí tuệ, người tu hành hay vững mình ngồi ngay, tức là có giới thể hiện tiền, tất cả trời rồng 8 bộ đều ủng hộ, các yêu ma quỉ quái tự nhiên khiếp sợ mà lánh xa. Cho nên ngồi Kết già là một cách ngồi tu tập trọn vẹn. 

Ngồi Kết già còn phân làm Kết già và Bán già, trên đã nói về cách ngồi Kết già, tiếp sau đây là nói về cách ngồi Bán già, cách ngồi nầy ở thế tục gọi là Đơn bàn địa, còn gọi là Bán già chánh tọa, Bán già tọa, Bán Kết già, Bán tọa, Hiền tọa, tức là chỉ gác một chân lên thôi. 

Bán già tọa cũng chia làm hai loại: Tức là lấy bàn chân trái gác lên bắp vế phải, bàn chân phải ở dưới bắp vế trái, gọi là Hàng ma bán già tọa, nếu dùng bàn chân phải gác lên bắp vế trái, bàn chân trái để ờ dưới bắp vế phải, đây gọi là Kiết tường bán già tọa. Phật giáo thông thường gọi Toàn kết già tọa là Như Lai tọa (cách ngồi của Như Lai), cách ngồi của Phật. Còn ngồi Bán già tọa là cách ngồi của Bồ tát, nhân vì các hình tượng của Bồ tát đa phần ngồi theo kiểu bán già. 

Theo Luật Tứ Phần chép: Ngồi Bán già là do đặc điểm sinh lý của Tỳ Kheo Ni cho nên Ngài mới chế định. 

Ngoài ra lại có một kiểu tượng ngồi bán già tư duy, thông thường là chân trái thòng xuống đất, chân phải gác ngang trên bắp vế trái, tay tay tự nhiên thòng xuống, để ở trên bắp bắp vế phải, cũng có hình tượng thái tử Tất Đạt Đa ngồi tư duy theo kiểu nầy. 

Nhìn chung hình tượng tư duy tạc theo kiểu ngồi bán già nầy là vì để cho cách tạo hình có nhiều ưu mỹ, thanh thoát tự nhiên, rất gần với sinh hoạt đời sống con người. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm