Thứ sáu, 11/11/2022, 09:42 AM

Biết trước ngày giờ, vị sư ngồi kiết già trong động tự tại vãng sanh

Núi Chung Nam (Chung Nam Sơn): Lần đầu tiên tôi nghe tên núi này là từ Thầy Hằng Định. Thầy thường nói với tôi rằng Thầy muốn đến đó tu Đạo. Tuy nhiên lúc đó tôi còn quá nhỏ để thật sự hiểu rõ lý do vì sao Thầy muốn tu hành tại một nơi xa xôi như vậy.

Về sau tôi có đọc về núi Chung Nam, đó là thánh địa cho các Đạo Sĩ và các hành giả Phật giáo vì nơi này tàng chứa nhiều linh khí và là một nơi cát tường, u nhã. Trên núi có nhiều hang động và những nơi tịch tịnh với tiếng nước chảy êm đềm và những đám mây huyền diệu lơ lửng. Điều này một phần lý giải tại sao Thầy Hằng Định thích ở trong những hang động xa xôi để tu hành, đặc biệt khi Thầy ở tại thành phố Hương Cảng nhộn nhịp. Chỉ hai năm trước khi viên tịch, Thầy nói với tôi rằng đã đến lúc Thầy đến núi Chung Nam. Tôi hỏi Thầy đến đó bằng cách nào? Thầy nói khi nào đến lúc thì Thầy sẽ đi. Lúc đó tôi không biết là thầy nói đùa hay chỉ nói suông. Bây giờ tôi mới hiểu được ý nghĩa thật sự đằng sau những lời nói của Thầy!

Thầy Hằng Định là người đệ tử xuất gia duy nhất đã cùng Hòa thượng Tuyên Hóa từ vùng Đông Bắc (Mãn Châu) đến Hương Cảng. Lần đầu tiên tôi gặp Hòa thượng là khi Thầy Hằng Định ở Động Quán Âm tại núi Phù Dung vùng Tân Giới, Hương Cảng. Thầy không muốn đến thành phố Hương Cảng đông đúc. Khi tôi còn nhỏ, tôi chỉ biết Thầy là một hành giả rất tinh tấn, tôi ít khi thấy Thầy tại chùa Tây Lạc Viên (ngôi chùa đầu tiên Hòa thượng xây dựng tại Hương Cảng vào đầu thập niên 50). Chúng tôi chỉ thấy Thầy vào ngày Tết Âm lịch. Theo tôi nhớ lại, Thầy lúc đó hoặc thiền định tại Động Quán Âm hoặc nhập thấp tại núi Đại Dữ trong căn lều nhỏ bên cạnh đường của Chùa Từ Hưng.

Thầy Hằng Định.

Thầy Hằng Định.

Người sắp vãng sanh, vì sao nghiệp lực lại hiện ra

Sau khi Hòa thượng Tuyên Hóa đến Hoa Kỳ, Thầy Hằng Định không muốn đến Hoa Kỳ dù Hòa thượng đã nhiều lần yêu cầu Thầy đến. Thầy ở tại động Quán Âm cho đến giữa thập niên 70. Sau đó Thầy dời đến một hang động khác gần chùa Bát Nhã Thuyền được xây dựng trên một tảng đá lớn hình dáng giống như chiếc thuyền, có một kệ thờ nhỏ và một tượng Quán Âm khổng lồ. Kể từ đó Thầy ở luôn trong động và chăm sóc luôn Bát Nhã Thuyền. Nhiều lần Thầy không có đủ thức ăn vì Thầy không ra ngoài khất thực hóa duyên, hoặc Thầy chỉ ăn những gì còn dư thừa lại từ mấy ngày trước. Tôi nghĩ Thầy không còn quan tâm là có thức ăn hay không vì khi mới đến Hương Cảng cùng với Hòa thượng, cả hai thường không có gì để ăn hoặc chỉ ăn những thức ăn hư mốc.

Động Quán Âm (1960s)

Động Quán Âm (1960s)

Mặc dầu Hòa thượng ở tại Hoa Kỳ, ngài thường bảo các đệ tử tại Hương Cảng đến cúng dường Thầy Hằng Định. Hòa thượng luôn luôn chăm sóc đệ tử của Ngài! Tuy nhiên Thầy Hằng Định ít khi ra khỏi hang động của Thầy. Hầu hết thời gian Thầy chỉ thiền định bên trong hang động, vì vậy lưng Thầy về sau bị khòm do trong hang ẩm thấp. Mỗi năm Thầy chỉ đến Phật giáo Giảng đường tại Hương Cảng hai lần là vào ngày Tết Âm lịch và vào ngày Rằm Tháng Bảy (Ngày Lễ Vu Lan).

Vì Thầy y Pháp tu hành, dần dần những người lân cận biết đến Thầy và cúng dường cho Thầy, những ngôi chùa gần đó cũng cúng dường thức ăn cho Thầy. Có nhiều người ở xa như tận Đài Loan hoặc ở nước ngoài muốn trở thành đệ tử của Thầy nhưng Thầy đều từ chối. Tôi từng hỏi Thầy vì sao Thầy không nhận đệ tử thì Thầy bảo Thầy không đủ tiêu chuẩn để làm Sư Phụ người khác, Thầy muốn cắt đứt vòng luân hồi sanh từ trong kiếp này. Thầy nói: “Nếu tôi vẫn chưa làm chủ được sanh tử của chính mình thì làm sao tôi có thể làm Sư Phụ người khác được.”

Bên trong Động Quán Âm(1960s)

Bên trong Động Quán Âm(1960s)

Thầy thường viết thư nhắc nhở tôi tu tập, niệm Phật, cúng dường để in Kinh hoặc phóng sanh. Lần nào gặp tôi tại Hương Cảng, Thầy đều nói với tôi những điều như vậy. Thầy thường bảo tôi rằng tôi thật may mắn được gặp Hòa Thượng vào lúc tuổi còn nhỏ và đuợc học hỏi Phật Pháp, tôi nên tận dụng cơ hội này để tu hành. Mỗi khi tôi cúng dường cho Thầy, Thầy luôn dùng số tiền đó để in kinh hoặc phóng sanh hồi hướng cho tôi, Thầy không bao giờ để dành tiền cho riêng mình. Bây giờ Thầy đã ra đi, tôi không còn có hội để nghe lời Thầy sách tấn tôi tu hành! Và tôi không còn có Thầy để giúp tôi gieo trồng hạt giống công đức nữa!

Thầy Hằng Định (1960s)

Thầy Hằng Định (1960s)

Lúc còn là cư sĩ, Pháp danh của Thầy là Quả Nhất. Sau khi xuất gia, Thầy có tên là Hằng Định. Thầy sanh vào năm 1927 tại một ngôi làng vùng Phủ Thuận, Thành phố Phan Dương, tỉnh Liêu Ninh. Là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có, Thầy có một nền giáo dục tốt. Lúc mười ba tuổi, Thầy nằm mơ thấy Bồ Tát Quán Âm dắt tay mình đi qua một cây cầu. Từ đó Thầy muốn xuất gia làm tu sĩ. Đương nhiên cha mẹ Thầy phản đối quyết liệt. Không muốn làm buồn lòng cha me, Thầy tiếp tục việc học. Sau khi tốt nghiệp chương trình trung học chín năm tại Phan Dương, Thầy là một trong mười học sinh có điểm cao nhất được chọn theo học Đại học Niệm sư tại Bắc Kinh.

Thầy Hằng Định và các phật tử từ Hoa Kỳ tại Bát Nhã Thuyền vào năm 1998.

Thầy Hằng Định và các phật tử từ Hoa Kỳ tại Bát Nhã Thuyền vào năm 1998.

Trong thời gian học tại Đại học, Thầy thường nằm mơ thấy Bồ tát Quán Âm với hình ảnh ngàn tay ngàn mắt. Một tối nọ, Thầy lại nằm mơ thấy Bồ Tát Quán Âm, Thầy bèn lạy sụp xuống. Đột nhiên Thầy nghe một giọng nói, hỏi Thầy rằng: “Khi con ngủ, sự vật hiển hiện rõ ràng như thật. Trước khi con đi ngủ, con cũng thấy sự vật rõ ràng như vậy. Nhưng giữa hai lúc đó thì sao? Con đang ở đâu lúc đó?”. Thầy sửng sốt và không nói nên lời. Từ đó Thầy trụ trong câu hỏi này và cuối cùng nhận thức được tất cả đều là giả, lòng quyết tâm xuất gia của Thầy càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Khi người Nhật phát động cuộc xâm lăng Trung Hoa, Thầy Hằng Định nhân cơ hội này hoàn thành giấc mơ trở thành Tăng sĩ của mình. Thầy nói dối cha mẹ rằng Thầy phải cùng đi với trường về vùng phía nam do Nhật Bản xâm chiếm. Nhưng ý định thật sự của Thầy là muốn đi về phía nam để đến Chùa Nam Hoa, nơi Hòa thượng Hư Vân đang cư ngụ, để trở thành tăng sĩ tại đây. Trong lúc đó Hòa thượng Tuyên Hóa cũng đang trên đường về hướng nam đến Chùa Nam Hoa. Hai người gặp nhau trên xe lửa và Thầy quy y với Hòa Thượng Tuyên Hóa.

Trước khi gặp Hòa thượng Tuyên Hóa, Thầy thường bị nhức đầu dữ dội và bị đau trên đỉnh đầu trong nhiều tháng do khí hậu miền bắc giá lạnh. Về sau Hòa thượng dùng Chú Đại Bi để chữa bệnh nhức đầu của Thầy, và sau đó cơn đau nhức không bao giờ trở lại quấy rầy việc tu hành của Thầy nữa.

Bà Madalena và Thầy Hằng Định (1998)

Bà Madalena và Thầy Hằng Định (1998)

Thầy còn nhớ câu chuyện Hòa thượng Tuyên Hóa đã giúp Thầy Chiêu Phàm điều phục một con quỷ rắn để cứu đệ tử Quả Năng khi họ còn ở Chùa Nam Hoa. Quả Năng là đệ tử xuất gia đầu tiên của Hòa thượng. Pháp danh của Thầy là Hằng Tịch. Trước đây Quả Năng là một người thợ may nghèo. Sau khi quy y với Hòa thượng, Quả Năng trở thành một hành giả tinh tấn.

Về sau một con quỷ rắn đến quấy phá sự tu hành của Quả Năng. Thầy Chiêu Phàm để ý thấy điều đó trong lúc thiền định và cố gắng đuổi con quỷ rắn khỏi Quả Năng. Nhưng con quỷ này rất cứng đầu và không chịu đầu hàng. Sau khi thương thuyết nhiều lần, con quỷ rắn cuối cùng đồng ý ra đi, nhưng Thầy Chiêu Phàm lại vô ý đạp nhằm đuôi con quỷ rắn và bị quỷ rắn đánh vào chân khi nó đang bỏ đi. Về sau, chân của Thầy Chiêu Phàm bị thối rữa rất trầm trọng. Hòa thượng thấy chuyện đó và giúp thương thuyết với con quỷ rắn. Cuối cùng, nhờ năng lực của Pháp Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn, con quỷ rắn bỏ đi, Thầy Quả Năng khoẻ lại và bịnh của Thầy Chiêu Phàm cũng được chữa lành. Nhưng thỉnh thoảng, Thầy Quả Năng vẫn còn một chút ngơ ngơ, không rõ ràng, do chuyện nầy gây ra.

Khi Hòa thượng quyết định rời Chùa Nam Hoa, Thầy Quả Năng đáng lẽ đi cùng mọi người. Nhưng vào ngày khởi hành, họ không tìm ra Thầy Quả Năng ở đâu cả, và từ đó về sau Thầy Hằng Định chưa bao giờ gặp lại Thầy Quả Năng. Điều rất đúng là người ta phải cẩn thận khi tu Đạo, nếu không tu hành với tâm ngay thẳng, người ta có thể rơi vào nanh vuốt của quỷ ngay!

Cổng Chùa Từ Hưng (1998)

Cổng Chùa Từ Hưng (1998)

Thầy Hằng Định nói: “Hòa thượng được rất nhiều người biết đến và ngài có khả năng phụ trách nhiều phận sự trong thời gian ngài ở tại Chùa Nam Hoa! Ngài đã đưa tôi đến đảnh lễ và nói chuyện với Hòa thượng Hư Vân khi tôi mới đến Chùa Nam Hoa.”

Thầy Hằng Định là đệ tử xuất gia thứ tư của Hòa thượng Tuyên Hóa sau Quả Thuấn (Hang Yu) và Quả Tá, chú sa di trẻ nhất vào lúc đó (1).

Khi Thầy Hằng Định nghe tin Hòa thượng Tuyên Hóa lâm bệnh nặng tại Hoa Kỳ, mỗi ngày Thầy quỳ trước bàn thờ và tụng bảy bộ kinh Địa Tạng cầu mong kéo dài thọ mạng của Hòa thượng. Một tối nọ Thầy nằm mơ thấy xâu chuỗi hoa sen của Hòa thượng treo lơ lửng giữa không trung (xâu chuỗi Hòa thượng mang theo từ Đông Bắc và luôn giữ bên mình), Thầy không thấy thân mình của Hòa thượng mà lại thấy nhiều miếng vải trắng treo khắp nơi. Thầy thức giấc, vội vàng chạy đến bàn thờ để tụng Kinh Địa Tạng, cầu nguyện cho Hòa thượng, hy vọng Hòa thượng sẽ phục hồi được sức khỏe. Đột nhiên hai mí mắt Thầy chớp liên tục và xâu chuỗi của Thầy bị đứt rời, các hột của xâu chuỗi rơi lăn lóc khắp nền nhà. Ngay lập tức Thầy biết rằng Hòa thượng đã rời bỏ chúng ta.

Đúng như vậy, vào cùng ngày đó Thầy nghe được hung tin rằng Hòa thượng đã viên tịch. Khi Thầy Hằng Định kể lại chuyện này cho tôi nghe, đôi mắt Thầy đỏ và ứa lệ. Lúc đó tôi có thể cảm nhận được nỗi đau buồn của Thầy về sự mất mát người Thầy thân yêu cũng thâm sâu như nỗi đau buồn của tôi!

Vào một ngày trong tháng 10 năm 2003, lúc đang du hành tại Trung Hoa, tôi nhận được điện thoại của Thầy Hằng Thật và điện thoại của một người đệ tử khác của Hòa thượng tại Hương Cảng báo cho tôi tin buồn rằng Thầy Hằng Định đã rời bỏ chúng ta. Tôi vội đáp máy bay về lại Hương Cảng để kịp tham dự lễ Trà Tỳ của Thầy. Tôi thấy gương mặt của Thầy lúc viên tịch thật an lạc giống như đang còn sống!

Động Quán Âm (1998)

Động Quán Âm (1998)

Từ những người cư sĩ tại Hương Càng, tôi được biết câu chuyện như sau: Thầy Hằng Định đã thấy trước về sự ra đi của mình. Ba ngày trước đó, Thầy nói với người cư sĩ thường mang thức ăn đến cho Thầy là đừng mang thức ăn đến nữa. Bà cư sĩ đó mới hỏi lý do tại sao, Thầy bảo là Thầy sẽ đi xa. Nhưng bà năn nỉ Thầy tiếp tục dùng thức ăn cho đến khi đi xa, bà không hề biết ý định thật của Thầy. Cuối cùng, Thầy nói với bà rằng nếu vậy bà có thể mang đến một ít thức ăn lỏng. Theo lời dạy của Thầy, bà mang thức ăn đến. Đến ngày thứ ba, bà đến như thường lệ thì thấy Thầy đã viên tịch tại Phật Điện trong tư thế ngồi kiết già.

Suốt cuộc đời mình, Thầy Hằng Định chỉ quan tâm đến việc chấm dứt sanh tử, tinh tấn tu Đạo. Thầy chắc chắn là tấm gương cho mọi người trong việc tu Đạo!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm