Thứ, 09/05/2022, 12:22 PM

Nguồn gốc của lễ tắm Phật

Lễ tắm Phật là nghi thức truyền thống trong ngày lễ Phật đản (mùng 08 tháng 4 âm lịch). Lễ tắm Phật bắt nguồn từ câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh.

Hàng năm, cứ mỗi mùa Phật đản, những người con Phật trên khắp năm châu lại tổ chức nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật. Nghi lễ không chỉ là dịp để các Phật tử bày tỏ tâm tri ân tới sự xuất hiện của Đức Thế Tôn trên thế gian; mà còn là cơ hội để những người con Phật gội sạch những cấu uế nơi tâm, phát nguyện diệt trừ tham, sân, si, từ đó làm thanh tịnh quốc độ lòng mình.

Lễ tắm Phật là nghi thức truyền thống trong ngày lễ Phật đản (mùng 08 tháng 4 âm lịch). Lễ tắm Phật bắt nguồn từ câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh. Trong kinh Đại Bổn (thuộc Trung Bộ kinh - Đại Tạng kinh Việt Nam) có ghi lại rằng: Khi Hoàng hậu Ma Da đản sinh Thái tử, bỗng nhiên trên hư không xuất hiện hai dòng nước, một nóng và một lạnh của chư Thiên tưới xuống để tắm cho Thái tử và Hoàng hậu. Còn trong kinh Phổ Diệu nói rằng: Trên hư không lúc ấy có chín con rồng phun nước tắm cho Thái tử.

Chư Tăng thành kính dâng nước thơm cúng dường tắm Phật

Chư Tăng thành kính dâng nước thơm cúng dường tắm Phật

Tuy ở mỗi kinh điển ghi chép lại có phần khác nhau nhưng câu chuyện Thái tử khi đản sinh được tắm bởi dòng nước kỳ diệu trên hư không là sự kiện có thật. Đây là sự màu nhiệm của bậc vĩ nhân, bậc thánh nhân khi xuất thế. Như vậy, chúng ta thấy rằng nghi thức tắm Phật trong ngày lễ Phật đản xuất phát từ sự kiện dòng nước tắm cho Thái tử khi Ngài đản sinh.

Lễ tắm Phật là nghi thức thiêng liêng, long trọng trong ngày lễ Phật đản đối với hàng triệu tín đồ Phật giáo. Nghi lễ tắm Phật mang lại nhiều công đức phước báu to lớn: Một là thể hiện lòng cung kính, vui mừng khi một bậc Đại nhân ra đời; hai là tắm rửa, gột rửa chính tâm hồn mình làm sao cho tâm hồn mình được trong sạch, để Đức Phật sơ sinh ở trong tâm mình được xuất hiện.

Phật tử chùa Ba Vàng thành kính dâng nước cúng dường tắm kim tượng Đức Phật đản sinh

Phật tử chùa Ba Vàng thành kính dâng nước cúng dường tắm kim tượng Đức Phật đản sinh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm