Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/08/2023, 12:10 PM

Ý nghĩa số 19 trong ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm là gì?

Mỗi năm, Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm vào các ngày 19/02, 19/06 và 19/09 âm lịch. Vậy ý nghĩa số 19 trong ngày vía Quán Thế Âm là gì?

Audio
02

Hạnh nguyện Đại bi của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Trong một năm có 3 ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát:

Ngày 19/02 âm lịch là vía Quán Thế Âm đản sinh

Ngày 19/06 âm lịch là vía Quán Thế Âm thành đạo

Ngày 19/09 âm lịch là vía Quán Thế Âm xuất gia

Ý nghĩa số 19 trong ngày vía Quán Thế Âm

Mỗi người chúng ta đều có sáu căn, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu giác quan này có sáu đối tượng gọi là sáu trần, mắt thì đối sắc, tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi hương, lưỡi đối với vị nếm, thân đối với xúc chạm, ý thì đối với phân biệt.

Sáu căn duyên với sáu trần bên ngoài sinh ra sáu phân biệt gọi là sáu thức: Thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, ý thức. Thức là phân biệt; hễ còn phân biệt còn khổ nên người tu phải chuyển thức thành trí (vô sư trí). Có trí thì hết khổ.

Vậy nên sáu căn, sáu trần, sáu thức và Trí là 19, do đó ngày vía Quan Âm là 19.

Ý nghĩa ngày 19/02

Con người thường hay phân biệt (nhị biên), buồn - vui, thương - ghét, thuận - nghịch, sự - lý,…Do ta chấp trước mà gây ra nhiều đau khổ. Nhờ trí tuệ mà chuyển được hai cái chấp đối nghịch này thành như thật, nhất như không còn chấp trước. Thể hiện cho chơn đế và tục đế, lý sự được viên dung.

Ý nghĩa ngày 19/06

Khi Bồ Tát đã chuyển thức thành trí thì Ngài dùng pháp môn lục độ Ba-la-mật tức là dùng sáu pháp độ chúng sinh qua được bờ giải thoát, giác ngộ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Do làm tất cả hạnh nguyện với tinh thần Ba-la-mật, nên viên dung giữa mình và người, không có tâm mong cầu sở hữu, đồng cảm với cái khổ người. Nhờ thế mà giúp được người một cách trọn vẹn.

Ý nghĩa ngày 19/09

Theo pháp môn niệm Phật cho rằng ai niệm danh hiệu Phật thì khi mất đi sẽ được vãng sinh Tịnh độ; nhưng tùy theo công năng niệm Phật, tùy theo phẩm hạnh của thần thức vị được vãng sinh mà sẽ có hóa hiện một hoa sen tương ứng. Tựu trung có 9 phẩm sen tương ứng với 9 loại căn cơ phẩm hạnh vãng sinh.

Cửu Phẩm Liên Hoa gồm có: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm.

Thượng phẩm: Thượng phẩm thượng sinh, Thượng phẩm trung sinh, Thượng phẩm hạ sinh

Trung phẩm: Trung phẩm thượng sinh, Trung phẩm trung sinh, Trung phẩm hạ sinh

Hạ phẩm: Hạ phẩm thượng sinh, Hạ phẩm trung sinh, Hạ phẩm hạ sinh. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niệm Phật noi gương Phật

Kiến thức 20:35 08/05/2024

Khi chúng ta niệm Phật/ Phải quán đức hạnh Ngài/ Phật là người tỉnh thức/ Trí sáng như mặt nhựt;

Bảy tình trạng của cuộc sống

Kiến thức 20:28 08/05/2024

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi tình trạng riêng, nhưng khi quán sát, Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của con người không nằm ngoài bảy tình trạng được ví như một người rơi xuống nước (Kinh Trung A-hàm, số 4, kinh Thủy dụ).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 11:26 08/05/2024

Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Ý nghĩa Phật đản sanh (Phật đản PL.2568 - DL.2024)

Kiến thức 10:20 08/05/2024

Cách đây 2648 năm, vào ngày trăng tròn tỏ rạng của tháng Vesak thiêng liêng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ấn Độ xưa, nay là Nepal.

Xem thêm