Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/03/2021, 09:04 AM

Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn

Mỗi năm đến ngày rằm Tháng 2, những người con Phật luôn tưởng nhớ tới ngày đức Phật nhập Niết Bàn.

Lễ tưởng niệm 2565 năm ngày Đức Phật nhập niết bàn tại chùa Liên Phái

“Không một giáo chủ nào từ trước tới nay có một cuộc đời hoàn hảo không một vết tỳ như Đức Phật. Chưa có một giáo chủ của một tôn giáo hay bất cứ ai sau Phật có thể tự tại, báo trước sự Nhập Diệt của mình trước ba tháng, và tuyên bố luôn chỗ Ngài sẽ Nhập Diệt. Cũng chẳng có một Đạo lý nào, một Giáo Pháp nào như Đạo Phật của ta, tu tập để tan luôn cái Ta, cái bản ngã sâu xa để trở thành tất cả...” Khi một vị Phật đắc quả Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì các Ngài tự tại giữa cuộc đời, tam giới, không còn bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Trong kinh ghi lại, có một lần Đức Phật Bổn Sư Thích Ca mâu Ni có nói với ngài Ananda: "Nếu Như Lai muốn, Như Lai sẽ tác ý để trụ thế tới 1 kappa". Tức là một đại kiếp của Trái Đất, tính từ lúc bắt đầu hình thành, sơ khai, có sự sống và tới lúc hủy diệt! Nhưng lúc ấy, ngài Ananda vẫn chưa hiểu ngụ ý của Phật nên chỉ chấp tay và im lặng!

Ngày lễ kỷ niệm Đức Phật nhập Niết bàn nhằm tán thán công đức cao vời của Đấng Giác Ngộ. Qua đó khuyến khích những người con Phật hãy học theo gương sáng của Ngài, thực hiện những lời phó chúc của Ngài để tự độ và độ tha.

Ngày lễ kỷ niệm Đức Phật nhập Niết bàn nhằm tán thán công đức cao vời của Đấng Giác Ngộ. Qua đó khuyến khích những người con Phật hãy học theo gương sáng của Ngài, thực hiện những lời phó chúc của Ngài để tự độ và độ tha.

Mara trước đó đã nhiều lần giả dạng làm hình tướng của cư sĩ, tì kheo, tới hỏi Phật, nhưng chủ yếu là để hỏi đạo lý và bắt bẻ chuyện này chuyện kia. Nhưng khi vừa tới, Đức Phật liền nói thẳng tên của Ma Vương ra. Thế rồi, có một lần, Mara hiện thân tướng thật cảu mình ra, trước Phật, Ma Vương chắp tay cung kính, đảnh lễ mà bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn, trong suốt 45 hoằng hóa của Ngài, Như Lai đã vì lợi ích của chư Thiên và loài người mà tuyên giảng Tứ Điệu Đế, Bát Chánh Đạo. Nói về luật nhân quả, Tam Vô Lậu Học rồi Tứ Niệm Xứ. Như thế, Như Lai đã mở ra cho Trời Người và hết thảy chúng sinh một con đường dẫn đến Bất Tử. Vậy con xin được hỏi Ngài, khi nào Ngài sẽ nhập Đại Niết Bàn ?

Các lần trước, Phật quở Ma Vương:

- Này Mara, Như Lai tự biết thời. Ngươi không cần thỉnh ta!

Nhưng lần này, Phật đồng ý và tuyên bố rằng, ba tháng sau Ngài sẽ nhập Niết Bàn.

Vừa nghe Phật hứa sẽ nhập diệt, Ma Vương mừng rỡ, chắp tay đảnh lễ Phật rồi biến mất!

Lúc đó, Phật ngồi thiền, nhập định và dùng thần lực để phá vỡ thần thông bảo vệ thân mạng Người. Khi phá vỡ thần lực ấy rồi, về sau Ngài sẽ phải đối mặt và chịu hết các bệnh duyên đưa đến!

Khi Phật chuẩn bị nhập Niết Bàn, Ngài du hành lang thang qua nhiều nơi cùng với chư Tăng, đi qua những con sông lớn, tất cả đều dùng thần thông bay qua, đi trên nhiều đoạn đường, về lại một làng quê hẻo lánh ở Kushinagar, bên cạnh khu rừng sa la không phải mùa trổ hoa và ngài nhập Niết Bàn!

Chuyện Phật tìm một nơi nhập Niết Bàn thì ai cũng biết, nhưng thắc mắc tại sao Phật lại tìm về một vùng quê hẻo lánh như thế để Nhập Diệt so với lại uy đức, sự cao thượng của Ngài là vô cùng vô tận. Trong hàng tăng chúng có một vì Tỳ Kheo hỏi Phật: "Bạch Thế tôn, Ngài với danh vọng, uy đức và danh tiếng lớn như vậy, tại sao lại không nhập Niết Bàn tại một nơi kinh kì, phố thị sầm uất để cho mọi người ngưỡng vọng mà lại chọn một khu rừng hẻo lánh như vậy?"

Phật mới trầm hùng đáp: "Chớ có nói như vậy! Chớ có nói như vậy! Các ông không biết rằng, ngày xưa, nơi đây là kinh thành của một vị vua Chuyển Luân Thánh Vương !”

Một câu chuyện khác trong kinh điển ghi lại, rất là đáng yêu và cảm động. Khi mà Phật chuẩn bị Nhập Niết Bàn, thì Phật liền bảo ngài Anuruddha- Tôn giả chứng thiên nhãn đệ nhất (tức A Nậu Lâu Đà) rằng: “Này Anuruddha, ông hãy ngồi tránh qua một bên ! Hào quang của ông chói quá, làm cho các Chư Thiên tử ở các tầng trời xa không thể nhìn thấy Như Lai!”

Khi Phật nhập Niết Bàn, thì chính tôn giả Anuruddha tuyên thệ với đại chúng bằng thiên nhãn và thần lực của mình: "Thế Tôn đang nhập Sơ Thiền. Thế Tôn đang xuất Sơ Thiền, nhập Nhị Thiền. Thế Tôn đang xuất Nhị Thiền, nhập vào Tam Thiền. Thế Tôn đang xuất Tam Thiền, nhập Tứ Thiền. Thế Tôn đang xuất Tứ Thiền, nhập lại Sơ Thiền”. Và rồi, ngài Anuruddha tuyên bố với Tăng đoàn: "Thế tôn vừa xuất Sơ Thiền và đã nhập vào Đại Niết Bàn!”

Cả khu rừng sala trái mùa, nở hoa trắng xóa rơi xuống như từng đợt mưa để cúng dường Đức Phật lần cuối!

Chúng con biết rằng, trong muôn ngàn cái bất hạnh đớn đau của cuộc đời này thì việc sinh ra trong thời không có Phật là một điều mà chúng con xót xa. Không được gặp Phật, gặp gỡ và theo học với chư Thánh tăng đắc đạo cao siêu và nghe được Chánh Pháp từ kim khẩu của Phật và hàng Chư Thánh...có những lúc chúng con cảm thấy buồn tủi...và cũng cảm thấy thiếu phước so với những vị nào đã được sinh và tu tập vào thời Bình Minh Chánh Pháp!

Đức Phật chứng đắc túc mạng minh và thiên nhãn minh

Nhưng là người con Phật, thở trong tim bằng giáo lý của Phật, mang trong mình lý tưởng Giác Ngộ của Người, sống và chết với niềm tôn kính Phật tuyệt đối, chúng con biết rằng, trong cõi Niết Bàn vi diệu, đại từ đại bi và đại trí tuệ...Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thánh Tăng mười phương luôn luôn âm thầm tác động, gia hộ cho chúng con từng bước đi trong cuộc đời. Để rồi, từng ngày, từng giờ và trong từng phút giây thiêng, chúng con luôn nhìn ra Lỗi của chính mình.

Hơn hai nghìn năm đã qua kể từ ngày Thế Tôn nhập Diệt, nhưng đạo lý của Ngài tuyên giảng là không gì có thể làm khác đi, con đường mà Phật dạy chúng con thệ nguyện sẽ đi mãi, đi mãi cho đến tận cùng.

Nguyện cho Pháp giới chúng sinh, ai cũng tìm được Chánh Pháp, minh sư để theo học tập, ai cũng lắng tâm được sâu trong thiền định, nương tựa chính mình để an trú và đi về vô ngã, đắc đạo cao siêu, để làm chỗ nương tựa cho bao chúng sinh còn si mê, tăm tối.

Nếu như chúng con không gặp được Phật Pháp, không được Quy Y làm đệ tử của Ngài, thì giờ này chúng con cứ mãi trôi lăn trong vòng luân hồi khổ đau. Trong vạn cái khổ, thì cái khổ nhất trên đời chính là không biết mình đang khổ. Trong vạn cái ngu si, thì ngu si nhất chính là không biết mình đang ngu si.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm