Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/02/2020, 14:19 PM

Niệm Phật vào lúc nào? Thời gian bao lâu?

Niệm Phật không kể thời gian, không kể lúc. Đi, đứng, nằm, ngồi, thái rau, bửa củi… đều niệm Phật được. Vừa làm vừa niệm. Đang nhổ cỏ lúa mà biết niệm Phật thì nhổ mấy mẫu ruộng cũng không biết mệt. Người niệm Phật phải nhớ câu “Tịnh niệm tương kế”, nghĩa là thời thời khắc khắc phải bám lấy câu “A-di-đà Phật”.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Niệm Phật tại đây 

Lỡ quên niệm, khi vừa trực nhớ phải niệm liền. Ráng giữ tính liên tục của nó để trở thành một thứ nhu cầu sống như phải thở không thở không được vậy. Niệm Phật cho đến nhập tâm luôn thì tự nhiên lúc nào trong tâm mình cũng niệm Phật được. Có thế khi lâm chung mình sẽ niệm Phật được dễ dàng. Nghĩa là, chắc chắn mình được vãng sanh. Đại sư Ấn-Quang, vị Tổ thứ 13 của Tông Tịnh-Độ cho phép niệm Phật ngay trong lúc đi cầu nữa là khác, nhưng phải niệm thầm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu có dịp thuận tiện, trong gia đình cũng nên tổ chức giờ niệm Phật được thì rất tốt. Nên niệm lúc sáng sớm và tối là thời điểm thích hợp, vừa không mất việc làm ăn, vừa dễ nhóm họp. Buổi sáng sau khi niệm Phật nên phát nguyện vãng sanh, có thể đọc bài phát nguyện này:

Nguyện sanh Cực-lạc cảnh Tây-phương

Chín Phẩm Hoa Sen là cha mẹ.

Hoa nở thấy Phật chứng Vô-Sanh

Bồ-tát Bất thối là bạn lữ.

Hoặc đơn giản cứ nguyện như vầy:

“Nam-mô A-di-đà Phật, con xin nguyện cầu hết báo thân này được sanh về Tây-phương Cực-lạc. Ngưỡng nguyện A-di-đà Phật đại từ đại bi phóng quang tiếp độ”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hoặc nguyện đại ý như vậy. Nên chép câu nguyện thành bài để nguyện thuộc lòng. Khóa tụng chiều thì hồi hướng công đức:

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh-Độ

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ.

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phát lòng Bồ-đề

Hết một báo thân này

Đồng sanh nước Cực-lạc.

 Thành tâm thì có cảm ứng.

Những yếu tố quan trọng của pháp môn Niệm

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương sanh về Tịnh Ðộ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Vì thế, sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh Ðộ.

Xem đầy đủ hơn tại đây.

Trích "Khuyên người niệm Phật tập 2"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Xem thêm