Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/01/2020, 16:43 PM

Niệm Phật và niệm Bụt

Nếu ta niệm Phật hay Bụt với tâm khiêm tốn, không lập dị, cầu kỳ, không liên hệ mới cũ, không thiên chấp đúng sai, bỉ thử, thì phước đức cho ta và lợi ích cho muôn loài biết mấy!

 >>Kiến thức

Tại sao tôi niệm Phật? Vì tôi muốn nhớ và nói đến những lời dạy cao quý và tốt đẹp của Đức Phật trong đời sống hàng ngày; vì tôi muốn tập làm theo hạnh nguyện cao đẹp của Đức Phật, để cho những hành động của tôi không đẩy tôi đi vào con đường xấu ác và khổ đau; và vì tôi muốn nghĩ đến những gì cao thượng và tốt đẹp mà Đức Phật đã nghĩ, để cho những ý nghĩ không lành mạnh, không dễ thương của tôi được chuyển hóa, được thắp sáng bởi những ý nghĩ cao quý và tốt đẹp của Đức Phật. Vì vậy mà tôi niệm Phật mỗi ngày. 

Niệm Phật và niệm Bụt khác nhau thế nào?

Bài liên quan

Ý nghĩa không khác nhau, chỉ khác nhau về cách phát âm. Phật và Bụt đều là cách phát âm của người Việt từ chữ Buddha. Cách phát âm chữ Phật có trong ngôn ngữ Việt Nam, ít nhất là trải dài 2.000 năm và cách phát âm chữ Bụt có trong ngôn ngữ Việt Nam, nhưng người Việt ít sử dụng. Khái niệm Bụt trong thực tế đã bị “dân gian hóa” trở thành một kiểu thần tiên cứu nạn (thấy rõ trong các truyện dân gian), chứ không còn là hình ảnh vị Phật từ bi giác ngộ. Chữ Phật đọc trực tiếp từ chữ 佛 của Trung Hoa.

Ta niệm Phật hay niệm Bụt với tâm không chuyên nhất, với tâm cầu kỳ lập dị, tranh chấp mới cũ, đúng sai, bản ngã phình to, thì cho dù ta niệm Phật hay niệm Bụt cũng chẳng có hiệu quả gì.

Ta niệm Phật hay niệm Bụt với tâm không chuyên nhất, với tâm cầu kỳ lập dị, tranh chấp mới cũ, đúng sai, bản ngã phình to, thì cho dù ta niệm Phật hay niệm Bụt cũng chẳng có hiệu quả gì.

Người Trung Hoa, chính xác là vào đời Hán, dùng  những chữ này để phiên âm chữ Buddha và đọc theo âm riêng của họ, nhưng người Việt chúng ta lại tự mô phỏng theo đó để hình thành hệ thống ngữ âm riêng của mình gọi là âm Hán - Việt, đến nay vẫn tồn tại, trong khi ngữ âm gốc của Trung Hoa thì đến các đời Đường, Tống... đã thay đổi rất nhiều. Ngữ âm Phật (của người Việt) đã trở thành định âm của truyền thống người Việt và đã được phổ cập trong mọi thành phần xã hội Việt Nam từ tín ngưỡng, đạo đức tâm linh đến văn hóa giáo dục và ngay cả các văn bản pháp quy thuộc các tổ chức hành chánh xuyên suốt mọi thời đại.

Người Trung Hoa ngày xưa phát âm Buddha là Bột-đà hay Bột-tha và ngày nay tiếng Trung Hoa (phổ thông) phát âm Buddha là Fó. Vì vậy, Phật hay Bụt đều là cách phát âm của người Việt có tính cách độc lập với ngữ âm Trung Hoa.

Niệm Phật, khiến cho đời sống của ta tương ưng với đời sống Tịnh độ và có khả năng thiết lập quê hương Tịnh độ cho ta và cho hết thảy chúng sanh với bất cứ ở đâu và lúc nào.

Niệm Phật, khiến cho đời sống của ta tương ưng với đời sống Tịnh độ và có khả năng thiết lập quê hương Tịnh độ cho ta và cho hết thảy chúng sanh với bất cứ ở đâu và lúc nào.

Bài liên quan

Ta niệm Phật hay niệm Bụt với tâm không chuyên nhất, với tâm cầu kỳ lập dị, tranh chấp mới cũ, đúng sai, bản ngã phình to, thì cho dù ta niệm Phật hay niệm Bụt cũng chẳng có hiệu quả gì.

Trái lại, có những người chẳng niệm Phật, niệm Bụt gì cả, nhưng họ sống với tâm khiêm tốn, nhiệt tình đối với hết thảy công việc bằng tâm vô cầu, nói cười đứng đi trong giác niệm và tĩnh lặng, nên thành tựu vô lượng công đức, được sanh vào cõi Phật ngay trong hiện tiền.

Vì vậy, nếu ta niệm Phật hay Bụt với tâm khiêm tốn, không lập dị, cầu kỳ, không liên hệ mới cũ, không thiên chấp đúng sai, bỉ thử, thì phước đức cho ta và lợi ích cho muôn loài biết mấy!

Nếu ta niệm Phật hay Bụt với tâm khiêm tốn, không lập dị, cầu kỳ, không liên hệ mới cũ, không thiên chấp đúng sai, bỉ thử, thì phước đức cho ta và lợi ích cho muôn loài biết mấy!

Nếu ta niệm Phật hay Bụt với tâm khiêm tốn, không lập dị, cầu kỳ, không liên hệ mới cũ, không thiên chấp đúng sai, bỉ thử, thì phước đức cho ta và lợi ích cho muôn loài biết mấy!

Dựng xây Tịnh độ

Bài liên quan

Niệm Phật, khiến cho đời sống của ta tương ưng với đời sống Tịnh độ và có khả năng thiết lập quê hương Tịnh độ cho ta và cho hết thảy chúng sanh với bất cứ ở đâu và lúc nào.

Nên, niệm Phật là điều kiện quý báu nhất, giúp ta tiếp xúc trực tiếp được với chư Phật mười phương và ba đời, và là điều kiện gọi mời hay đánh thức Đức Phật trong tâm ta đản sanh hay thị hiện giữa cuộc đời, để giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau và cùng nhau dựng xây Tịnh độ.

Ta niệm Phật như vậy, mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta đi về với sự giác ngộ, với quê hương đích thực rộng lớn, tự do và bình an.

Vậy, muốn chuyển hóa những khổ đau trong đời sống và muốn có tự do, muốn có một quê hương đích thực rộng lớn và bình an cho tất cả chúng ta, thì hãy cùng nhau niệm Phật!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm