Nỗi lo số phận Thánh địa Phật giáo Bagan 2.200 di tích sau trận động đất Myanmar
Trận động đất Myanmar không những gây thiệt hại khủng khiếp về người mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các công trình văn hóa lịch sử, đặc biệt là các ngôi đền Phật giáo ở Bagan.
Nổi lên giữa màn sương mù của khu rừng lúc bình minh, với những ngọn tháp cao hơn 61 m, ít cảnh tượng nào trên trái đất gây ấn tượng với du khách như các ngôi đền và chùa ở Bagan (tọa lạc tại vùng Mandalay), theo tờ The Guardian.
“Jerusalem, Rome, Kiev, Benares, không nơi nào trong số chúng có thể tự hào về vô số ngôi đền, và sự xa hoa trong thiết kế và trang trí” - nhà báo người Scotland James George Scott.
Nằm gần đường đứt gãy Sagaing, 2.200 di tích Phật giáo có từ thế kỷ 11 từ lâu đã dễ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện địa chấn.
“Trận động đất gần đây nhất vào năm 2016 đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các di tích quan trọng” - TS Stephen Murphy, giảng viên cao cấp về nghệ thuật châu Á tại ĐH Soas London, cho hay, nói thêm rằng không rõ liệu trận động đất Myanmar hôm 28/3 có gây ra thiệt hại ở mức độ tương tự hay không.
Các bảo tháp và đền thờ được xây dựng trên bờ sông Irrawaddy từ thời vương quốc Miến Điện thống nhất đầu tiên và là một trong những nền văn minh Phật giáo vĩ đại nhất thế giới.
Người sáng lập Bagan - Vua Anawrahta Minsaw bắt đầu bằng một cuộc chiến đấu anh hùng chống lại người anh cùng cha khác mẹ vào khoảng năm 1044, sau đó tiếp tục chinh phục các quốc gia xung quanh. Một truyền thuyết được ghi lại trên các bia khắc ở Bagan là Vua Anawrahta Minsaw đã đưa về 30.000 tù nhân có kỹ năng chạm khắc, vẽ tranh, xây dựng và nhiều kỹ năng hữu ích khác.
Hơn 10.000 đền thờ tôn giáo được cho là đã được xây dựng, nhiều đền thờ được trang trí bằng những chi tiết phức tạp đã tồn tại qua các trận động đất.

Được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vào năm 2019, Bagan đã phải chịu đựng tình trạng hỗn loạn chính trị và bạo lực. Lượng du khách nước ngoài đã giảm mạnh trong 20 năm qua từ khoảng 200.000 xuống còn vài nghìn.
“Chúng tôi đã đón nhiều du khách cho đến năm 2017. Đây là một địa điểm có thể so sánh với Angkor Wat và rõ ràng chúng tôi vô cùng đau buồn cho người dân Myanmar và Thái Lan” - ông Marc Leaderman tại công ty lữ hành Wild Frontiers cho biết.
Tuy vậy, lượng du khách đã tăng trở lại với hơn 400.000 lượt khách tham quan Bagan vào năm 2023, cho thấy địa điểm này vô cùng quan trọng đối với người dân địa phương, mở ra tia sáng le lói về sự thịnh vượng trong quá khứ.
Địa điểm này cũng là nơi có một bảo tàng lưu giữ “văn bản chạm khắc Myazedi” - một trụ đá có niên đại từ năm 1.113, được gọi là Đá Rosetta Miến Điện. Nó mang bốn ngôn ngữ cổ, bao gồm cả ví dụ sớm nhất được biết đến về tiếng Miến Điện.
“Mất mát văn hóa tiềm tàng mà Bagan đang phải đối mặt một lần nữa có thể không đáng kể so với mất mát về sinh mạng, nhưng sẽ có tác động lâu dài đến một đất nước mà ngày nay rất nhiều người đang phải vật lộn để tồn tại" - GS Ashley Thompson tại ĐH Soas London cho hay.
Theo PLO
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Nỗi lo số phận Thánh địa Phật giáo Bagan 2.200 di tích sau trận động đất Myanmar
Tin tức
Trận động đất Myanmar không những gây thiệt hại khủng khiếp về người mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các công trình văn hóa lịch sử, đặc biệt là các ngôi đền Phật giáo ở Bagan.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi ủng hộ nạn nhân động đất tại Myanmar và Thái Lan
Tin tức
Hôm nay ngày 31/3/2025, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký công văn số 95/HĐTS-VP1 về việc kêu gọi ủng hộ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi thư thăm hỏi Giáo hội Tăng già Phật giáo Myanmar về thảm họa động đất
Tin tức
Hôm nay, ngày 31/3, thay mặt Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS gửi thư thăm hỏi đến Đức Tăng thống Phật giáo Myanmar Bhadanta Sandimar Bhivamsa.

BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai họp triển khai hoạt động hướng đến Đại lễ Phật đản, tấn phong giáo phẩm
Tin tức
Sáng ngày 31/03/2025 (03/03 Ất Tỵ) tại chùa tỉnh hội - trụ sở Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, diễn ra phiên họp triển khai kế hoạch Phật đản, trao tấn phong giáo phẩm.
Xem thêm