Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Pháp ngữ trong Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiện của hóa thành tiệm tu từ từ.

e. Độ Mười Loài Chúng Sanh trong Tâm

Chúng ta xem bức tranh mười pháp giới này để hiểu vì sao Đức Phật dạy độ mười loài chúng sanh trong tâm mình tức là hàng phục vọng tâm. Mười loài chúng sanh là biểu trưng cho sáu cõi phàm và những cõi khác (những loài có tưởng, những loài không có tưởng, loại chẳng phải có tư tưởng hay chẳng phải không tư tưởng) còn bị sanh tử luân hồi chi phối. Phải độ cho hết các loài trong tâm này thành Phật cả tức là việc hàng phục tâm đã thành công. Như vậy, nói độ mười loài chúng sanh bên ngoài nhưng thật ra là mười loài trong tâm ta. Trước tiên, chúng ta phải quay về độ tâm chúng ta. Thực hiện được việc trong tâm rồi, mới quay bên ngoài độ những chúng sanh bên ngoài mà ta yêu, ta ghét, ta giận, ta hờn. Chúng ta phải uyển chuyển theo hai mặt khế lý và khế cơ để độ tận mười loài chúng sanh cả bên trong và bên ngoài đều cho vào vô dư Niết bàn luôn. Khế lý là đúng sự thật chân lý. Khế cơ là tuỳ căn cơ mỗi loài mà chúng ta giúp. Ứng dụng đúng hai chức năng này thì khả năng độ sanh của chúng ta sẽ hiệu quả vô tận.

Chúng ta đang bị luân hồi sanh tử, chịu mang không biết bao nhiêu thân của sáu cõi. Nếu không độ ngay, không hàng phục ngay thì nó sẽ đưa mình trôi lăn theo bà già mù vô minh. Hình ảnh vô minh của chúng ta được Đức Phật minh họa là bà già mù còm cõi đi trong rừng xương xọ. Chúng ta đã đi trong rừng xương sọ, không biết bao nhiêu đời và sẽ chịu không biết bao nhiêu thân đọa lạc nữa. Thế cho nên phải độ ngay sự ngu dốt của mình, độ mười loài chúng sanh của mình trở về vô dư Niết bàn đi đã. Đó là khế lý thiết thực theo lời Phật dạy ở Kinh Kim Cang. Còn khế cơ thì chính ngay trình độ của chúng ta bây giờ đang đi ở trong đường sanh tử, chúng ta đang ở trong đường nguy hiểm đọa lạc, bây giờ phải lo độ trong tâm của mình trước đi. Nếu chưa độ cho chúng ta mà nói chuyện độ cho ai thì sao độ được?

Pháp ngữ trong Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiện của hóa thành tiệm tu từ từ.

Pháp ngữ trong Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiện của hóa thành tiệm tu từ từ.

Ấn phẩm cổ nhất thế giới: Kinh Kim Cang

Chính chúng ta phải giác tỉnh cuộc đời này là vọng thân, vọng tâm và vọng cảnh. Đừng có mỗi niệm, mỗi niệm nhận thân, tâm và cảnh cuộc đời này là mình (ngã) và của mình (ngã sở). Bây giờ phải xoay về quán chiếu từng niệm để buông ra. Đó là việc thiết yếu phải hàng phục ngay bây giờ. Chúng ta phải hàng phục từng niệm một, buông cho hết các tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Nếu chưa buông xả được thân thì chưa buông xả được tiền bạc, của cải, danh lợi. Sự chấp ngã, chấp thân rất mạnh, nó là cái gốc để sanh ra các chấp thủ khác xung quanh. Những người ở thế gian dù Phật tử hay không Phật tử cũng rất thích làm việc bố thí từ thiện rất nhiều. Họ có thể xả tiền bạc, thân thể, sức khỏe, thời gian, công quả để bố thí, nhưng trong tâm cả ngày vẫn ùng ùng chấp chặc cho đây là mình (chấp ngã), đây là người (chấp pháp). Tâm niệm chấp ngã, chấp pháp vẫn khởi đấy, nhưng họ không có để ý và không xem quan trọng. Chỉ trong đạo Phật, Đức Phật mới sâu sắc chỉ ra gốc luân hồi chính là ngã và pháp. Cho nên, pháp ngữ đầu tiên của Kim Cang về hàng phục tâm tức là buông ngã và pháp. Xả ngã ở từng tâm niệm một, bởi vì chính từng niệm là tướng của chấp ngã. Chúng ta vẫn bố thí, vẫn nhẫn nhục nhưng vẫn chấp thủ có bố thí, có nhẫn nhục, tức cái ta, cái ngã vẫn đứng đấy. Chỉ có người nào xả được từng tâm niệm một thì mới thật là người xả ngã.

Bản chất của chúng ta là Phật, nhưng nhiều người không biết mình vốn là Phật mà cứ nhận tham sân si làm mình, nên dễ sa vào sáu đạo nguy hiểm. Vì thế, Bồ tát phải độ cho chúng sanh tỉnh ra, để họ nhận lại địa vị Phật của họ. Còn chúng sanh không biết họ là Phật, nên cứ trôi lăn sanh tử, mặc tình oan uổng đọa vào mười loài của cảnh súc sanh, làm chó, mèo, gà, vịt cho đến nổi rơi vào địa ngục mà cũng không biết đường đi ra. Nếu chúng ta biết con đường bình an giải thoát nguy hiểm mà đành lòng để các loài khác đi con đường khổ não thì chúng ta là người tàn nhẫn. Đã là người lạnh lùng tàn nhẫn, người ác thì làm sao thành Bồ Tát, thành Phật được. Cho nên, bổn phận của bồ tát Kim Cang là phải có lòng bi mẫn nghĩ đến người khác. Từ là ban vui, bi là cứu khổ. Chính chỗ cứu khổ ban vui cho muôn loài là mình đã độ mình và độ người. Quay về độ cho mình là quay về ngó từng niệm, đừng để nó đang biến thành con rắn, đang biến thành con quỷ và đang biến thành con ma. Con đường nguy hiểm ấy chúng ta hãy tự độ. Sau khi mình thoát rồi thì bắt đầu lo độ cho mọi người. Thế cho nên bổn phận của bồ tát là tự giác, giác tha, tự độ và độ tha.

Bây giờ chúng ta chưa độ nhiều chúng sanh nhưng tạm thời người nào đói chúng ta cho miếng ăn, người nào rét chúng ta cho cái áo. Chúng ta phải có lòng thương tưởng giúp tất cả chúng sanh theo khả năng mình. Mặc dù hiện nay lo tự độ và tuy chúng ta còn nhiều tham sân si, không làm lợi ích nhiều cho ai, nhưng vẫn phải nhớ và giữ hạnh nguyện độ cho tất cả mọi người hết tham sân si thoát khỏi mười loài. Nhờ nguyện như vậy thì trong ba nghiệp thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, nhất là ý nghiệp của mình mới hướng thượng theo bồ tát hạnh. Nếu chúng ta phát nguyện độ cho tất cả nhưng khả năng chúng ta chưa nổi thì thôi bây giờ ai ở bên cạnh mình, gần chùa mình, có nổi lên sân hận si mê thì chúng ta khuyên họ đừng sân hận si mê nữa. Khi chúng ta khuyên mọi người chung quanh như thế tức là chúng ta giữ được hạnh nguyện độ tất cả chúng sanh, không bỏ một người hay một loài nào. Thế cho nên, khi tâm rộng mở thì cứ mở rộng tâm ra theo khả năng của mình, được đến đâu quí đến đó. Điều quan trọng là phải lo tự độ cho mình, đừng đi con đường sinh tử của sáu đạo nguy hiểm. Tự độ cho mình trước, rồi mới độ cho chúng sanh.

Chúng ta đang bị luân hồi sanh tử, chịu mang không biết bao nhiêu thân của sáu cõi. Nếu không độ ngay, không hàng phục ngay thì nó sẽ đưa mình trôi lăn theo bà già mù vô minh.

Chúng ta đang bị luân hồi sanh tử, chịu mang không biết bao nhiêu thân của sáu cõi. Nếu không độ ngay, không hàng phục ngay thì nó sẽ đưa mình trôi lăn theo bà già mù vô minh.

Tư tưởng thiền học trong kinh Kim Cang

1.ii. An Trụ tâm

“Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế mà thiệt không có chúng-sanh nào là người được diệt-độ cả. Tại sao vậy? Này Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.

Khi ngài Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật về cách an trụ tâm, Đức Phật trả lời rằng bồ tát phải độ cho hết tất cả mười loài chúng sanh vào vô dư Niết bàn, độ mà không thấy có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức không có chấp mình là người độ, chúng sanh là người được độ, không thấy có thọ giả, thế là an trụ được tâm. Do không có chấp vào tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, nên bồ tát thấy không có mình là người giúp đỡ, không thấy có một chúng sanh nào thật do mình giúp thoát khổ, đưa vào vô dư Niết bàn cả.

Mê muội chấp có ta, người, chúng sanh, thọ giả là ma lực của vô minh như bà già mù đi trong rừng xương xọ. Đức Phật phải trí tuệ lắm mới nghĩ ra tấm hình bà già mù để so sánh với chúng ta chính xác như vậy. Nếu không thì chúng ta cứ nghĩ mình sang đẹp, quý phái, chứ đâu có già mù, còm cõi gì đâu. Mù nghĩa là cả hai mắt đều hư. Hỏng mắt phải là bị ta, người, chúng sinh, thọ giả làm hỏng. Hỏng mắt trái là do sự chấp sáu trần làm hỏng. Thế cho nên, bà già mù còm cõi phải chống gậy dò dẫm từng bước đi, vì không thấy đường nên loanh hoanh mãi trong rừng xương xọ của mười loài chúng sanh trong sáu đạo luân hồi.

Bây giờ chúng ta chưa độ nhiều chúng sanh nhưng tạm thời người nào đói chúng ta cho miếng ăn, người nào rét chúng ta cho cái áo. Chúng ta phải có lòng thương tưởng giúp tất cả chúng sanh theo khả năng mình.

Bây giờ chúng ta chưa độ nhiều chúng sanh nhưng tạm thời người nào đói chúng ta cho miếng ăn, người nào rét chúng ta cho cái áo. Chúng ta phải có lòng thương tưởng giúp tất cả chúng sanh theo khả năng mình.

Nhân duyên của Lục Tổ Huệ Năng và kinh Kim Cang

Chúng ta phải tập quán trong đời sống hàng ngày của mình về “tam luân không tịch” để thấy ba cái đều không: thân ta không có, người khác không có và việc làm không có, tức là thân tâm và cuộc đời xung quanh của ta đều không. Chúng ta thường chấp cho là có mình đang nhìn thầy bông hoa. Theo pháp ngữ số một của Kim Cang thì con người không phải con người, tướng không phải tướng vì không có tướng ta, người, chúng sanh, thọ giả. Bông hoa không phải là bông hoa bởi lẽ sắc thanh hương vị xúc pháp đều là hư vọng. Nhãn thức phân biệt không phải là nhãn thức vì duyên hợp mà có. Vô minh là tối tăm, trái với trí tuệ Bát Nhã, là bà già mù đi trong rừng xương sọ. Rừng xương tức là thân của chúng ta. Đời này nhận một nắm xương là thân mình, chết buông ra, rồi kiếp sau nhận một nắm xương khác lại buông ra, cứ như thế thành cả một rừng xương và cứ như thế đi qua con đường sanh tử. Bà già bị mù hỏng cả hai con mắt. Pháp ngữ kinh Kim Cang quan trọng ở chỗ phải mở hai con mắt ra. Hai con mắt là chấp ngã và chấp pháp. Chấp ta, người, chúng sanh, thọ giả rồi là chấp một con mắt; còn con mắt kia là chấp pháp tức là chấp có sáu trần là thật. Cho nên học kinh Kim Cang là phải an trụ tâm để gỡ mù hai bên mắt ra thì bà già mới hết chuyện tối tăm và mới hết chuyện đi trong rừng xương sọ nữa.

Pháp ngữ số một của kinh Kim Cang chỉ có vài lời về cách hàng phục và an trụ tâm như vậy thôi nhưng việc làm rất cao thượng khó nghĩ bàn. Phàm phu với tấm lòng hạn hẹp thu nhỏ thì khó thể tưởng tượng nổi được các tâm lượng bao la của chư Phật và bồ tát. Như chúng ta tới chùa làm công quả hay cúng dường chùa hay giúp ai một việc gì đó, hay cảm hoá người đi nghe pháp, v.v… thì mình đã tự cao, tự đại cho là mình hơn người rồi. Chỉ giúp một hai người thôi mà đã vậy, huống chi chúng ta giúp được cả ba bốn trăm người đi tu học xuất gia, huống chi giúp được cả loài ma quỷ, loài súc sanh, loài a-tu la, địa ngục, cảm hóa cho tất cả mười loài đểu giác tỉnh đến nơi đến chốn, bỏ tham, sân, si và thành Phật cả.

Qua điểm so sánh giữa hạnh của Phật và chúng ta để thấy trình độ tâm lượng của chúng ta còn thấp lắm. Thêm vào đó, độ tận mười loài chúng sanh như thế mà không khởi tâm kiêu hãnh, nghênh mặt thấy mình có độ cho các loài chúng sanh đó, tức là không còn vướng vào ta, người, chúng sanh và thọ giả mà hóa độ. Không thấy có ta làm phước, không thấy có người kia được độ và không thấy có sự diệt độ. Tất cả niệm khởi hoặc là niệm về người, hoặc là niệm về vật, niệm về muôn ngàn hình tướng, bao nhiêu niệm, chúng ta đều cho lặng vào chỗ không sanh diệt, như thế gọi là hàng phục tâm và an trụ tâm. Các bồ tát độ tất cả mười loài đều thành những vị Phật sáng suốt hữu ích như vậy mà không có một tơ vương vào chấp thủ nào hết thì biết khả năng của các ngài thật vĩ đại vô cùng, trí hiểu biết thông thường của loài người chúng ta khó tưởng tượng nổi. 

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ ngôi nhà cháy (P.2)

Kinh Phật 10:20 15/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên hoa sử dụng hình ảnh các loại xe đại diện cho các phương pháp tu, mỗi người có một pháp môn ưa thích riêng, người hành theo bố thí Bồ tát đạo, người quán 12 nhân duyên, người ẩn cư, người tu pháp Bắc truyền…

Kinh A Di Đà bằng tranh

Kinh Phật 08:22 15/12/2024

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược (P.1)

Kinh Phật 17:19 14/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa thuộc kiểu kép giữa pháp và ví dụ. “Diệu” là diệu kỳ, diệu pháp muốn nói tới sự màu nhiệm của pháp, ở đây là so sánh với hoa sen (Liên hoa). Hoa sen được ví dụ cho "pháp", tuy mọc ở nơi bùn bẩn nhưng lại không nhiễm bẩn.

Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược (phần 3)

Kinh Phật 13:57 12/12/2024

Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu.

Xem thêm