Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/10/2024, 10:30 AM

Nói về tâm “nghi”

Khái niệm nghi ngờ trong Phật giáo chỉ trạng thái tâm dao động mâu thuẫn giữa tin và không tin bao trùm một loạt các hiện tượng đời sống: ở một mức độ của tâm trí liên quan đến suy luận, kiểm tra các sự kiện bằng chứng và ở cấp độ cảm xúc là giữa tin tưởng và không tin tưởng.

Theo nghĩa thông thường từ "nghi" hay nghi ngờ tức nghĩ có thể là một người nào đó, là đã xảy ra việc nào đó, thường là không hay, không tốt, nhưng chưa có đủ chứng cứ rõ ràng để xác định.

Theo kinh nghiệm sống thế gian, người nếu hay cả tin (nghe gì cũng tin, không dùng trí tuệ nhận định) sẽ dễ bị mắc lừa, dễ bị tổn thương, tổn hại cả vật chất và tinh thần.

Khái niệm nghi ngờ trong Phật giáo chỉ trạng thái tâm dao động mâu thuẫn giữa tin và không tin bao trùm một loạt các hiện tượng đời sống: ở một mức độ của tâm trí liên quan đến suy luận, kiểm tra các sự kiện bằng chứng và ở cấp độ cảm xúc là giữa tin tưởng và không tin tưởng.

Do có tâm nghi ngờ sẽ ngăn che không thấy được chân lý sự thật, không thấu ngộ được Phật tính, chỉ trạng thái nội tâm bị u mê chướng ngại, đưa ra nhiều câu hỏi rối ren về khả năng của bản thân. Là sự hoang mang không biết có tu đúng phương pháp, đúng mục đích hay không.

Chuyển hóa giải đãi và nghi ngờ theo lời Phật dạy

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hoài nghi tu hành chưa có nghĩa là mất hết niềm tin về Đức Phật v.v. bởi một người chưa xuất gia, chưa phải Phật tử cũng có thể khắc phục hoài nghi, và đắc thiền. Nếu xem như một sợi dây trói buộc chúng sanh vào vòng luân hồi thì đó là hoài nghi về Đức Phật và chánh pháp;

Nhưng nếu xem như một chướng ngại tâm thức, thì đó chỉ là một tâm trạng lỏng lẻo, không nhất quyết về điều mình đang làm; là không đủ khả năng quyết định một việc gì đó phải nên như thế nào.

Nghi (nghi cái chữ Hán 疑蓋, Pàli Vicikicchà-nìvaraịa) là một trong năm triền cái (triền là trói buộc; cái là ngăn che) tức là năm bức màn ngăn che, năm sợi dây trói buộc làm cho con người bị cột chặt trong các phiền não khổ đau, không thấy được chân tâm sáng suốt của mình bao gồm: Tham lam, sân hận, trạo cử, hôn trầm/ thụy miên và nghi ngờ. Năm triền cái này là những chướng ngại quan trọng nhất cản trở sự thành tựu giác ngộ trong tu tập hành thiền và phát tuệ giải thoát.

"Nghi" Là sự u mê che lấp tâm do lòng nghi ngờ khiến cho tín tâm không vững chắc đối với Phật Pháp Tăng, cản trở sự tu tập thăng tiến ít có kết quả.

Nghi có rất nhiều thứ, cơ bản gồm:

Nghi ngờ đức Phật - bậc toàn năng toàn giác, trí bi viên mãn,

Nghi ngờ giáo pháp - Chân lý của cuộc đời, phương pháp vượt thoát khổ đau trong sanh tử luân hồi.

Nghi ngờ Tăng bảo - đoàn thể thanh tịnh trí tuệ

Nghi ngờ chính mình - không có khả năng tu thành Phật

Nghi ngờ tất cả mọi người

Nghi bản thân mình căn cơ thấp kém, tội nghiệp nặng nề, không thể tu tập đạt được giác ngộ giải thoát. Không tin tâm mình và tâm Phật không khác.

Không tin mình có khả năng tính thành Phật

Muốn hóa giải trừ bỏ lòng nghi đó, cần hiểu rõ như thật về các pháp, xác quyết tất cả chúng sanh đều có tính Phật, mình gặp được Phật Pháp không phải là ngẫu nhiên mà là do nhân duyên thiện căn về trước. Vì thế người tu hành không nên tự khinh, nghi mình không thể tu tập đạt đến giác ngộ được.

Nghi vị bổn sư, người thầy hướng dẫn tu học, có thể còn một vài chỗ thiếu sót mà nghi rằng vị đó không thể chỉ dạy Phật Pháp được.

Những người tâm tưởng hay đa nghi cũng dễ sinh ra ngã mạn có hại cho sự tu tập. Nghi chánh pháp không đưa đến giác ngộ giải thoát.

Thực hành đúng chánh pháp: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát thánh đạo, Kục độ ba la mật có kết quả sẽ thiết lập được niềm tin vững chắc nhất

Những người mới nghe được Pháp, tự mình phán xét đúng sai, lại cứ cố chấp những ý niệm sai lầm theo kiểu thế gian, đã tiến một bước lại lùi nhiều bước.

Người đó nên biết nghiệp chướng sâu dày của chính mình mà thành tâm sám hối, phát khởi lòng tin Tam Bảo chắc chắn thì tu tập mới có kết quả.

Nên biết tâm "nghi" chưa trừ, thiền định khó tiến.

Tóm lại, chân thật Quy y Tam Bảo, hàng ngày sống chánh niệm tỉnh giác theo chánh pháp, dùng ánh sáng duyên khởi, vô ngã, vô thường soi sáng, tu tập thiền định, đoạn trừ ngã chấp tham sân si mạn, ích kỷ, tật đố...thì tâm nghi tự sẽ tan biến như hư không.

Đa nghi thì khổ nhiều

Nghi ngờ thì tâm bất an, loạn động

Tâm rộng lớn, luôn có chánh niệm sáng suốt hướng thượng thì mọi thứ sẽ tốt hơn lên. 

Tâm đa nghi

Chướng ngại đạo

Chánh niệm, thiền định

Dứt ngờ, trừ nghi

Đường hướng thượng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nói về tâm “nghi”

Kiến thức 10:30 01/10/2024

Khái niệm nghi ngờ trong Phật giáo chỉ trạng thái tâm dao động mâu thuẫn giữa tin và không tin bao trùm một loạt các hiện tượng đời sống: ở một mức độ của tâm trí liên quan đến suy luận, kiểm tra các sự kiện bằng chứng và ở cấp độ cảm xúc là giữa tin tưởng và không tin tưởng.

Khổ vui bắt nguồn từ thấy biết

Kiến thức 09:30 01/10/2024

Thấy biết là phạm trù nhận thức của con người. Sự thấy biết rất đa dạng, nhiều cấp độ, có thể đúng hoặc sai; có thể đúng với chân lý quy ước nhưng chưa đúng với chân lý khách quan, tuyệt đối. Tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân để định hình nhận thức, cái thấy biết của mỗi người.

Ý nghĩa nhu hòa - nhẫn nhục - trụ pháp không và mở tháp Đa bảo

Kiến thức 23:17 30/09/2024

Mặc áo Như Lai, chúng ta tu nhẫn nhục trước và tu hạnh nhu hòa sau, hoặc ngược lại, thực hiện hạnh nhu hòa trước, tu nhẫn nhục sau, tùy từng người có khác nhau. Thực hiện hạnh nhu hòa trước là tìm những lời lẽ ôn hòa, nhẹ nhàng nhất khi giao tiếp với người.

Nhẫn nhục dứt hận thù là pháp tối thượng

Kiến thức 22:51 30/09/2024

Nhẫn được trong thời khắc quan trọng thì không xảy ra tai họa. Nhẫn chịu và kìm nén được mới có thể khai triển từ bi.

Xem thêm