Thứ tư, 11/01/2023, 14:20 PM

Những việc nên làm để giúp đỡ cho người mất vào ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, người mất rất trông mong người thân nhớ đến họ. Mình giúp họ tốt nhất là thông qua việc tu tập của mình. Dùng phước báu của mình để hồi hướng cho họ, thế nên bạn phải có tu tập, có công phu tu tập mới được.

1. Những ngày cuối năm, mọi người đều tất bật, lo cho người sống và cả người đã mất.

Truyền thống người Việt, từ 20 âm lịch trở đi là bắt đầu dọn dẹp mồ mả, chưng bông, đốt nhang khắp nơi ở nghĩa địa.

2. Khi đi vào nghĩa địa (nghĩa trang), nếu nơi đó có tượng Địa Tạng Vương Bồ-tát hay các tượng Phật, Bồ-tát khác thì trước tiên nên đến đốt nhang, niệm Phật, niệm danh hiệu Bồ-tát rồi sau đó mới đến mộ của người thân trong gia đình mình.

Các vong linh trong nghĩa địa sẽ rất hoan hỉ, nếu bạn đứng trước tượng Địa Tạng Vương Bồ-tát hay tượng Phật A-Di-Đà mà niệm danh hiệu của Bồ-tát hoặc danh hiệu Phật, ít nhất là 108 lần.

Giống như mình vào nhà, mình cần chào người lớn trước rồi mới thăm bạn bè, người thân của mình, đó là phép lịch sự, cũng là quy tắc.

Văn khấn cúng tạ mộ cuối năm chuẩn nhất

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Quét dọn mộ, khi đốt nhang hãy niệm Chú Biến Thực hoặc Tam Tự Tổng Trì Chân Ngôn vào nhang rồi đốt cúng.

Không chỉ đốt nhang cho mộ của nhà mình, mà những mộ xung quanh cũng nên đốt cắm.

4. Nếu thấy có mộ nào hoang tàn, không có người thân chăm sóc (đã bỏ xứ đi nơi khác), không được dọn dẹp thì hãy giúp họ một chút.

5. Vào nghĩa địa lòng nên thanh tịnh, thường xuyên nhớ niệm Phật, cầu mong cho người nhà mình được siêu thoát sớm; đừng cầu họ phù hộ gì cho mình.

Vì người thân niệm Phật, niệm một câu Nam mô A-Di-Đà Phật thì đọc họ tên của họ một lần. Ví dụ người thân tên Nguyễn Văn A, thì bạn niệm "Nam Mô A-Di-Đà Phật, Nguyễn Văn A", như vậy được tính là một lượt, nếu có thì giờ hãy niệm nhiều thật nhiều, rồi quán tưởng nếu họ có rơi vào cảnh thấp thì được Phật tiếp dẫn. Nếu ở cảnh giới cao thì tăng thêm phước lạc.

Đối với niệm Minh Chú cũng vậy, ví dụ niệm "Om Ma Ni Bát Mê Hum, Nguyễn Văn A", cứ như vậy mà niệm cho nhiều.

Đây là Pháp rất vi diệu, giải thích rất dài dòng; nhưng về cơ bản là được dạy trong Mật Tạng. Ai có thực hành rồi sẽ thấy hiệu quả vô cùng.

6. Khi đi vòng quanh các mộ khác, cũng nên vì họ mà niệm Phật, trì Chú. Đừng nhìn vào thẳng hình trên mộ của người khác, không nghĩ rằng "Người này đẹp quá, người này xấu quá, người này chết sớm quá....". Nghĩ như vậy dễ bị người ta theo quấy nhiễu. Lòng chỉ nên thanh tịnh niệm Phật mà thôi.

7. Đồ ăn cúng ngoài nghĩa địa rồi không nên đem về nhà lại để ăn. Cúng rồi thôi, đừng tiếc mà mang về nhà.

Cũng đừng vì không mang về nhà mà mua đồ xấu, đồ hư, đồ cũ để cúng. Người đã mất chấp niệm sâu dày, thậm chí nếu người nhà mình đã siêu thoát, nhưng xung quanh đó còn nhiều vong linh khác. Hãy lựa đồ tốt, đồ ngon mà cúng.

Cúng các loại bánh nổi như bánh mì, bánh bao, bắp nổ, các loại bánh ngọt.

Hạn chế cúng đồ ăn mặn như cá, thịt. Cũng đừng cúng các thứ trái cây có vị đắng, vị cay, chua và các trái có gai góc.

Cúng các trái cây ngọt và các loại bánh ngọt.

Cúng xong rồi, đợi tàn nhang (hoặc tàn nửa cây nhang - trong lúc đợi như vậy thì nên ngồi niệm Phật hoặc trì chú), xin phép người mất để lấy.

Với các bánh quy ngọt, hãy bóp vụn ra rồi rải cho kiến xung quanh được thọ dụng. Hãy niệm Om Ma Ni Bát Mê Hum ít nhất bảy lần rồi thổi vào bánh, sau đó hãy rải cho kiến, nguyện rằng nếu kiến hay con vật nào được ăn thì sẽ gieo chủng tử tốt lành, giải thoát.

Đối với nước cúng ngoài mộ, nếu được hãy trì Biến Thủy Chân Ngôn vào đó. Cúng xong rồi thì lại niệm Om Ma Ni Bát Mê Hum thổi vào, sau đó đem tưới cho các cây gần đó, như vậy sẽ giúp cho các vong linh hoặc các vị thọ thần ngụ trong cây.

8. Những ngày cuối năm, người mất rất trông mong người sống nhớ đến họ. Mình giúp họ tốt nhất là thông qua việc tu tập của mình.

Dùng phước báu của mình để hồi hướng cho họ, thế nên bạn phải có tu tập, có công phu mới được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm