Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/03/2016, 09:35 AM

“Ở hiền” thế nào cho đúng?

Tôi mong rằng những người tu học như chúng ta phải nhận thức rất rõ về tính chất nhân – quả, tội phước. Cả đời làm thiện có khi cũng không đủ để cho chúng ta chuyển hóa được những nỗi khổ, niềm đau, chuyển hóa được những nhân tố ác. Chứ chưa nói đến việc chúng ta còn không biết gieo nhân thiện. 

Từ nhỏ, tôi vẫn luôn được bà dạy sống ở đời phải luôn nhớ tới câu: “Ở hiền gặp lành”. Những tưởng đây chỉ là một câu nói đơn giản nhưng khi hiểu tận gốc rễ sâu xa mới thấy nó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa.

Trước hết, chúng ta cần phải phân tích rõ chữ “Hiền” trong lời Phật dạy. Hiền là hiền trí, có hiểu biết tất cả, có thông minh, có bản lĩnh. Chứ không phải hiền của những kẻ nhu nhược, thiếu hiểu biết hay là kẻ thả theo lục bình trôi.

Chính từ việc tích lũy trí tuệ và sự hiểu biết đó mới giúp chúng ta có được nhân tốt. Và từ đó mới có được cái quả tốt. Nhân tốt chúng ta không trồng, hay là nhân tốt mà chúng ta không  tinh tấn, bảo vệ và kiên trì thì làm sao chúng ta có một kết quả tốt được? 

Chính từ chỗ đó cho nên những người thiếu kiên nhẫn, thiếu trí tuệ, thiếu hiểu biết thì phần lớn thường nghe tác động của khách quan về những vấn đề này kia kia nọ để rồi dao động trong tinh thần. Và chính cái dao động đó đã khiến chúng ta không làm và sống trọn trên con đường tu thiện. Giống như trồng cây đợi hoài chưa có kết quả thì chúng ta chán nản, mệt mỏi. Rồi một ngày chúng ta đem rìu ra, chặt hết tất cả những cái gì chúng ta đã gieo. Làm như vậy vô cùng uổng phí những công đức mà chúng ta đã làm trên cuộc đời. 

Tôi mong rằng những người tu học như chúng ta phải nhận thức rất rõ về tính chất nhân – quả, tội phước. Cả đời làm thiện có khi cũng không đủ để cho chúng ta chuyển hóa được những nỗi khổ, niềm đau, chuyển hóa được những nhân tố ác. Chứ chưa nói đến việc chúng ta còn không biết gieo nhân thiện.

Bởi vậy, chớ nên sanh tâm mà so sánh với người này người kia để rồi chúng ta lại lỡ dở và bỏ mất con đường tu thiện của chính mình. 

“Chung thân hành thiện, thiện do bất túc
Nhất nhật hành ác, ác tự hữu dư”

Cả đời tạo thiện không biết cái phước báu, phước lành đó có đủ cho chúng ta hay không nữa? Mà mỗi ngày chúng ta sống bất thiện, chúng ta tạo ác thì ác tự có thừa. Bởi vì trong vô thủy kiếp chúng ta đã tạo quá nhiều nghiệp rồi. Chúng ta nên nhớ rõ như vậy!

Cho nên, chúng ta làm thiện tu hành để tích phước thì cho dù nỗi khổ của chúng ta chưa chuyển hóa được nhiều nhưng nó cũng bắt đầu có sự bớt khổ rồi.
 
Ví như ác nghiệp, tội lỗi của chúng ta là một nắm muối và thiện nghiệp, phước báu của chúng ta như là nước lã. Nếu cho nắm muối vào trong ly nước nhỏ thì nước đó không thể uống được vì nó rất mặn. Vậy muốn ly nước này có thể uống được thì phải làm gì?

Chắc chắn chúng ta phải tăng lượng nước lên rồi. Giờ, ta đổ thêm hai thìa cà phê nước lã vào đây nữa thì các bạn đã uống được chưa? Có lẽ là chưa, vì nó vẫn còn rất mặn. Nhưng dẫu vậy nó đã “lã” đi rất nhiều, lúc này nó đã “lã” tương đương với hai thìa cà phê. Cho nên, khi chúng ta cho thêm một ngàn thìa cà phê nước lã thì nó sẽ khác, một triệu thìa cà phê nước lã vào ly nước thì nó sẽ rất khác. Cũng chỉ cần từng thìa một như vậy thôi. 

Tuy vậy, dù các bạn cho mười lít nước vào trong ly nước muối này thì lượng muối  cũng không hề mất đi. Khi chúng ta thêm càng nhiều nước thì cái tính chất về vị mặn của muối sẽ giảm dần, nhạt dần và cuối cùng cũng không còn. Nhưng, không còn không có nghĩa là mất. Nếu nước trong ly bị bốc hơi thì nước sẽ dần quay lại vị mặn như ban đầu. 

Chư Tổ từng dạy: 

“Sở dĩ bá thiên kiếp
Sở tác nghiệp bất vong
Nhân duyên hội ngộ thời
Quả báo hoàn tự thọ”.

Dịch:

Dù trải qua trăm ngàn kiếp
Chỗ tạo nghiệp không mất
Khi nhân duyên đến rồi
Quả báo tự chịu lấy.

Trải qua trăm nghìn kiếp tất cả nhân quả mình đã từng gieo trồng sẽ không bao giờ mất. Khi nào đủ nhân duyên thì chúng ta sẽ thọ cho dù là quả thiện hay là quả ác. Như vậy nắm muối chúng ta đã bỏ vào chiếc ly dù cho có thêm trăm nghìn lít nước thì lượng muối đó hoàn toàn không mất đi. Nhưng vì lượng nước quá nhiều mà ly nước muối đó dần loãng theo và không còn giá trị như ban đầu nữa. 

Nhân quả tạo ra trong cuộc đời là không mất, cho dù là thiện hay là ác. Tất cả những ác nghiệp chúng ta đã làm không ra không bao giờ biến mất. Tất cả những thiện nghiệp chúng ta đã gieo trồng cũng không thể nào mất đi. Nếu như chúng ta làm thiện mà vẫn gặp quả ác là do lượng “nước” chúng ta thêm vào quá ít so với lượng “muối” ta đã có. Như vậy nếu lượng “nước” chúng ta có quá ít mà lượng “muối” còn quá nhiều thì ta phải làm sao cho lượng “nước” ta cần có phải thật nhiều chứ? 

Tại sao chúng ta mới bỏ 5, 10, 20, 30 thìa cà phê nước lã vào ly nước, nó vẫn mặn hoài mà chúng ta đã bắt đầu thấy nản và chán chường rồi. Như vậy là chúng ta không thông minh. Chúng ta phải kiên trì thêm “nước” đến chừng nào mà nó hết mặn thì thôi chứ. Và khi ly nước bắt đầu bớt mặn thì chúng ta vẫn phải duy trì, đừng để “nước” này nó bốc hơi. 

Cho nên, ở đây phước báu hữu lậu nhân thiên là như vậy. Phước nhiều thì nghiệp tự giảm. Giảm không phải là mất mà vì phước nhiều nên cái nghiệp không đủ sức chi phối và hành hạ chúng ta. 

Nhưng khi chúng ta kém tinh tấn và mất phước do lý do gì đó thì cái nghiệp này nó sẽ chi phối lại chúng ta. Đây là một quy luật bất biến. Cho dù là đời này, đời sau hay trăm ngàn đời sau nữa trong kiếp sống luân hồi, nó sẽ mãi là như vậy. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải tinh tấn tu tập là như vậy.

Khi nào tu mà ta vẫn gặp nhiều ác nghiệp thì phải tự hiểu ta chưa đủ lượng “nước” để hóa giải cái lượng “muối” ấy. Nên cần phải giữ vững niềm tin mà tu hành. 

“Ở hiền gặp lành” chỉ là câu nói nôm na. Chúng ta cần phải hiểu thật sâu tính chất nhân quả ẩn sau câu nói đó. Chúng ta cần phải hiểu chữ “Hiền” theo đúng tính chất của nó. Còn không chúng ta sẽ phân tích hoài mà không ra. Chúng ta đôi khi còn hay thắc mắc: “Sao cả cuộc đời tôi không làm hại ai, ở hiền ở lành đó mà cứ gặp khổ đau, lận đận hoài?”. Cái đó là tùy vào nhận thức của từng người mới hiểu được quy trình nhân – quả, tội phước để giác ngộ theo lời Phật dạy. 

Nhưng dẫu sao chân lý vẫn là một. Cho dù chúng ta có nhận thức được hay không thì quy luật cuộc đời sẽ chẳng thể nào đổi khác. May mắn nhờ học Phật chúng ta hiểu được chân lý. Còn việc thực hành hay không thì tùy vào khả năng, hoàn cảnh của từng người. Làm được bao nhiêu tốt cho mình bấy nhiêu. 

Hành động nào của chúng ta gây ra thì chúng ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hành động đó. Làm cái ác bao nhiêu chúng ta phải trả tương đương với nghiệp chúng ta đã gây. Đó là quy luật không thể nào đổi khác trên cuộc đời. 

Nguyễn Linh Chi
Tham khảo: Bài pháp “Ở hiền gặp lành” thuyết giảng Đại đức Thích Phước Tiến
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm