Phật tích giữa chốn quê
Bác tài xe ôm trạc ngũ tuần đã ngạc nhiên trầm trồ: “Không ngờ chùa quê hẻo lánh mà lại có nhiều tượng Phật đẹp uy nghiêm như thế!”.
Vượt chặng đường tráng xi-măng nhỏ hẹp, vòng vèo gần hai cây số, từ Quốc lộ 80 (đoạn từ cầu Mỹ Thuận về Sa Đéc) đổ vào, tôi cảm nhận bao lo toan vất vả đời thường như tan biến. Ân đức người xưa, tâm nguyện tiếp bước của hàng hậu học như ngọn gió lành thổi bừng thêm tín tâm của người thế tục…
Chốn Tổ
Nhiều công trình Phật tích nơi chốn quê (chùa Phước Long, tọa lạc ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) đã cuốn hút chúng tôi bằng cảm giác an lành thanh thoát. Khát vọng “về quê xưa” như càng được chắp cánh.
Nằm cạnh bờ rạch Ông Yên im ắng hiền hòa, chùa còn có tên địa phương là chùa Ông Yên. Hơn hai thế kỷ đồng hành cùng đất nước và dân tộc, mái chùa đã bao lần thay lá cho đạo pháp được xương minh, đất nước trường tồn. Hòa thượng khai sơn Thích Phổ Minh là vị cao tăng thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 39. Hòa thượng trụ trì các đời cũng là cao tăng “hộ quốc an dân” và có công lớn trong việc chấn hưng Phật giáo.
Có vị là Hòa thượng là liệt sĩ, hy sinh khi làm công tác cho cách mạng như HT.Hồng Châu, Thư ký Hội Liên Việt những năm 1951 – 1952. HT.Bửu Chung xuất thân từ chùa tổ Bửu Lâm (vùng kháng chiến, kinh Cái Bèo, huyện Cao Lãnh) về mở trường dạy chúng. Nhiều chư tôn đức các nơi đã về đây tu học và trở thành Tăng tài như HT.Thiện Tài, HT.Phước Minh hiện là Trưởng BTS PG tỉnh Cần Thơ.
Theo thời cuộc và sự nỗ lực của các đời trụ trì, Phước Long tự nơi vùng sâu kháng chiến lau sậy um tùm, đồng sâu hoang hóa đã ngày càng khởi sắc, góp phần làm nên diện mạo nông thôn mới.
Một góc Tịnh độ chốn quê
Tự hào và tri ân các bậc ân sư tiền bối, TT.Thích Tĩnh Triệt, đương nhiệm trụ trì từ năm 1998 đến nay đã và đang làm hết sức mình để làm rạng danh đạo nghiệp mà thầy tổ đã dày công gầy dựng. Dù Phật sự đa đoan, công trình trùng tu xây mới hậu tổ hiện còn dang dở, thầy cũng nhiệt tâm, nhiệt tình vận động Phật tử tham gia nâng cấp lộ nông thôn, cấp gạo, khám bệnh, phát thuốc cho dân nghèo.
Ở chùa Phước Long tuy thuộc vùng sâu, vùng xa nhưng hoạt động hoằng pháp được đặc biệt chú trọng. Hàng tháng, chùa tổ chức cho Phật tử về tu học với đạo tràng tu Bát quan trai và đạo tràng trì chú Đại bi, quy tụ mỗi đợt gần 70 Phật tử tham dự.
Chùa còn xây dựng công trình Phật tích gồm các cụm tượng Đức Phật đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết-bàn, bên cạnh đó còn có ao thất bảo và cảnh giới Tây phương.
TT.Thích Tĩnh Triệt, trụ trì chùa cho biết, những chùa vùng ven, thị tứ, Phật tử và du khách dễ đến nhưng lại thiếu đất trong khi ở vùng sâu giao thông trắc trở, điều kiện đất đai rộng rãi lại không đủ lực để làm. Tuy vậy, mình muốn làm thì cứ tùy duyên, uyển chuyển vì mục tiêu hoằng dương Chánh pháp.
“Lúc đầu, chúng tôi dự định làm quần thể Bồ-đề đạo tràng gồm 48 tượng Thích Ca dưới 48 cội bồ-đề). Nhưng, các thí chủ lại cúng tượng Di Đà nên chùa thực hiện xây dựng cảnh giới Tây phương (1tượng lớn và 48 tượng nhỏ). Thuê phương tiện cẩu dời tượng lớn xuống ao thất bảo chi phí rất lớn. Thế nên phải bố trí 48 tượng Di Đà nhỏ xung quanh ao thất bảo, giữa là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với chín con rồng che đầu kiểu Phật giáo Nam tông”.
… Từ bùn đất xứ này
Đến chùa, chúng tôi cảm nhận được sự tĩnh lặng khi trải tâm giữa ao làng, những chiếc sen nia, lá to lung linh, thoáng đãng. Phía trước ao, tôn tượng Đức Di Đà uy nghi. Tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tịch mặc. Và, cảnh giới Tây phương của Đức Phật A Di Đà thuần vui không khổ, hai hàng tôn tượng Quan Âm Thánh chúng thanh thoát uy nghiêm giữa chốn quê yên tĩnh, thật sự là cảnh Bụt.
Mỗi dịp hành hương, lễ Tết, Phật tử câu hội về chùa, đi kinh hành giữa hai hàng tôn tượng Quan Âm với hạnh nguyện từ bi của Ngài giúp Phật tử tinh tấn tu tập, nỗ lực công phu mỗi dịp về lại chốn Tổ. Đến viếng chùa quê trong lành yên ả, cụm tượng Phật tích chùa Phước Long như một báu vật uy nghiêm rực rỡ giữa thiên nhiên hương đồng cỏ nội. Đem tâm thế tục đặt vào ao sen báu, thoáng chốc chúng tôi cảm nhận được niềm an vui đang hiện hữu, như cõi Tịnh độ là đây.
Có ai ngờ hơn mười năm trước, nơi đây cỏ mọc lút đầu. Chùa nghèo, vách ván đơn sơ, thầy trụ trì và Tăng chúng phải ra sức khai hoang, dọn cỏ, bưng từng cục đất ruộng đắp nền, tự túc trong sinh hoạt tu học và hoằng hóa...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm