Thứ ba, 03/12/2024, 10:45 AM

Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội

Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Di sản cổ tự 2.000 năm

Nằm ở cửa ngõ phía Nam kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Thủ đô Hà Nội; Chùa Yên Phú có lịch sử hơn 2.000 năm tuổi, trải qua phong hóa của thời gian, ngôi chùa vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật và các đạo sắc phong của các triều vua từ thời Lê Trung Hưng đến cuối Triều Nguyễn.

Chùa được sư bà Phương Dung kiến lập từ đầu thế kỷ thứ nhất, nuôi dưỡng hai vị Trung Vũ và Đài Liệm tướng quân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đánh đuổi quân Nam Hán. Hiện nay trên cánh đồng làng Yên Phú vẫn còn tồn tại một khu lăng mộ của sư bà Phương Dung và hai tướng quân. Sau khi mất, ba mẹ con bà được Trưng Nữ Vương phong thần, còn dân làng tôn là Thành hoàng làng và thờ phụng đời đời.

001

Chùa Yên Phú có tiền đường 7 gian, với hai bên tường hồi, phía trước có 2 cột trụ trên đỉnh đắp hình 2 con nghê. Những mảng chạm khắc trang trí trong tiền đường đều mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong hậu cung đắp bệ cao dần. Bệ đầu tiên là nơi bày đồ tụng kinh, trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới bệ này có hầm bí mật để các cán bộ cách mạng ẩn nấp.

Hiện trong chùa còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa. Đó là cuốn Thần phả, tượng pháp, hoành phi câu đối, các đồ thờ tự có giá trị tín ngưỡng rất lớn. Chùa Yên Phú còn một quả chuông “Thanh Vân tự chung”, đúc năm Thành Thái thứ 2 (1890), hai tấm bia khắc năm Thành Thái thứ 3 (1891), Bảo Đại năm thứ 3 (1929) và 33 pho tượng Phật, tượng thần, tượng mẫu, tượng tổ mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 19. Trong chùa Yên Phú còn giữ bức Đại tự đề tên chùa Khánh Hưng tự, dựng năm Thành Thái thứ 4 (1902). Tam bảo có đôi câu đối làm năm Bảo Đại thứ 2 (1928).

Những hình ảnh cổ xưa nhất về kiểu dáng, kiến trúc chùa Yên Phú được chụp năm 1930 cho thấy, ngôi chùa đã được xây dựng theo hướng Tây và mang phong cách kiến trúc cuối thời Nguyễn. Từ đó cho đến khi bước sang thế kỷ 16, chùa vẫn chỉ có quy mô nhỏ và càng ngày càng lâm vào tình trạng cũ nát. Thể theo nguyện vọng của các tăng ni, phật tử và nhân dân, năm 2008, chùa Yên Phú được khởi công trùng tu và khánh thành ngày 20/11/2011.

Ngôi chùa mới bao gồm ba tòa nhà ba tầng, với một tầng hầm, dàn ngang theo hình chữ Nhất, mặt bằng được xây rộng 1.800m2, trong đó khu nội tự rộng 1.260m2. Hai cổng tam quan nội, ngoại ở mặt Tây và mặt Nam đều có ba mái cao thấp khác nhau, xây bằng bê tông, bên trên đề chữ bằng quốc ngữ như kiểu chùa Quán Sứ.

Vườn tháp mộ trước sân là dấu tích kiến trúc của ngôi chùa cũ. Tuy vậy, qua tư liệu có thể thấy, chùa Yên Phú có bề dày lịch sử lâu đời, có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu đạo Phật trong buổi đầu du nhập vào cộng đồng cư dân Việt cổ; đó là sự dung hội giữa Phật giáo vào tín ngưỡng bản địa.

Giá trị tâm linh và truyền thống cách mạng

Lịch sử cũng đã ghi nhận, chùa Yên Phú từng là đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn trong trận đánh đồn Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chùa Yên Phú nói riêng, nhân dân Yên Phú nói chung, đã tích cực tham gia cùng Việt Minh trong kháng chiến (trong đó có cả nhà sư trụ trì). Bản thân ngôi chùa trong những năm 1945 - 1954 đã được chọn là cơ sở hoạt động của chi bộ Đảng. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chùa Yên Phú được chọn làm kho hậu cần chi viện cho bộ đội Thủ đô.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân thôn Yên Phú cũng đóng góp đáng kể sức người, sức của, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Yên Phú đã qua một cuộc trùng tu lớn để kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Chùa không những trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho các Phật tử, mà còn là một địa chỉ du lịch quan trọng phía Nam Thủ đô Hà Nội.

002

Tại Lễ tưởng niệm 2.000 năm lịch sử sư bà Phương Dung với Đạo pháp và Dân tộc, ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì nhấn mạnh: “Chùa Yên Phú từ lâu đã trở thành một di tích lịch sử, một địa điểm chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, là nơi lưu truyền nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu trong các cuộc chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Với những thành tích tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chùa Yên Phú đã được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1988”.

Đặc biệt, mới đây, thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội, nhà chùa đã bàn giao hơn 1.000 mét vuông đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.

Cổng chùa Yên Phú hiện nay đã được lùi vào phía trong phần diện tích đất ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng. Phần đất được bàn giao là một phần khuôn viên cây xanh phía trước, không ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi chùa. Nhà chùa đang tích cực hoàn thiện cổng chùa để bà con đón ngày hội làng.

Lễ hội chùa Yên Phú diễn ra vào mùng 5 đến mùng 7 tháng 11 âm lịch hằng năm, cũng chính là hội làng Yên Phú. Vào ngày hội, nhân dân rước kiệu từ đình miếu ra lăng mộ sư tổ Phương Dung, sau đó rước về chùa. Kiệu của sư tổ đi phía trước, phía sau là kiệu của hai tướng quân Trung Vũ và Đài Liệu.

Sử liệu cũng cho thấy, năm 40 đầu Công Nguyên, tức cuối thời Vua Hùng Vương thứ 18, bà Phương Dung (người phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam) trong một lần cùng ba mẹ mình tới châu Thường Tín - Thăng Long (nay là Thanh Trì - Hà Nội), khi qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, duyên lành bay tỏa, bà đã quyết định ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân tự. Điều này cho thấy, ngôi chùa Yên Phú đã được xây dựng từ trước đó và thuộc loại chùa cổ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với niên đại khoảng 2.000 năm. Và bà Phương Dung chính là vị sư tổ của chùa Yên Phú.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hàng ngàn người đổ về ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam dịp đầu năm mới

Chùa Việt 11:28 02/01/2025

Pho tượng Phật Thích Ca dáng nằm có chiều dài 62m, cao 22,5m trong khuôn viên chùa Som Rong thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến chiêm bái, chụp ảnh trong ngày đầu năm 2025.

Chuyện về tượng “Phật cô đơn” nặng hơn 4 tấn ở chùa Thanh Tâm

Chùa Việt 12:32 01/01/2025

Hành trình của bức tượng Phật này đã trở thành câu chuyện đáng nhớ, được lưu truyền trong lòng Phật tử và người dân.

Vườn Quán Âm chùa Phú Lâm - Nhịp cầu kết nối tâm linh, văn hóa ở Tuyên Quang

Chùa Việt 11:07 01/01/2025

Trong không khí Xuân mới, tháp Quán Âm và toàn bộ khuôn viên chùa Phú Lâm như được khoác lên mình diện mạo rực rỡ, mời gọi hàng ngàn du khách và Phật tử gần xa đến chiêm bái, cầu nguyện, hòa mình vào không gian thanh tịnh giữa núi rừng Tuyên Quang.

Về Bắc Ninh thăm chùa Phật Tích nghìn năm tuổi

Chùa Việt 18:14 29/12/2024

Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời mang đậm dấu ấn thời Lý.

Xem thêm