Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/04/2021, 09:24 AM

Quán chiếu là gì?

Quán chiếu là tham thiền suy xét mà chiếu thấy, cao hơn là đạt tới trí huệ chân thật do mình quán tưởng mà chiếu thấy thật tướng.

Vậy, quán vô thường theo giáo lý đạo Phật là việc làm vô cùng quan trọng. Bởi vì thứ nhất, nó cho chúng ta biết những gì đang diễn ra trong giờ phút hiện tại là vô cùng quý giá và đẹp đẽ, chúng ta phải trân trọng, giữ gìn cho ta và cho người xung quanh ta. Thứ hai, khi thấy tình trạng hiện tại không được như ý thì chúng ta cũng không chán nản. Sự vật vô thường, nên cho ta niềm tin mọi việc đều có thể thay đổi. Nếu chúng ta biết chuyển thì ngày mai tình trạng sẽ thay đổi. Ví dụ, một học sinh ngang ngạnh, ta tin rằng  có thể giáo dục em trở thành người tốt. Nhưng một em học sinh ngoan, nếu không chăm sóc thường xuyên (chủ quan), không giữ gìn thì cái dễ thương của em sẽ mất. Còn theo Phật giáo, tu là chuyển nghiệp xấu thành tốt. Đó là bài học vô cùng giá trị từ vô thường. Thực tập quán vô thường, có thể giúp ta vài điểm như sau:

– Thấy rõ vô thường, chúng ta ý thức được cái gì đang có trong giây phút hiện tại là quý giá. Nên trân trọng chăm sóc, vun tưới, nuôi trồng.

– Khi thấy tình trạng hiện tại không được như ý thì ta cũng không chán nản. Tất cả đều vô thường, nếu ta biết cách chuyển hóa thì ngày mai tình trạng sẽ thay đổi.

– Thấy vô thường của vạn vật, chúng ta có thể dứt trừ tham ái, giữ tâm bình thản trước mọi hoàn cảnh đổi thay bất ngờ. Có được sự an tịnh trong tâm, không đi tìm những dục lạc tạm bợ và đi tìm hạnh phúc chân thật, thường còn.

– Quán chiếu về tính vô thường của vạn vật có công năng trừ diệt si mê. Ta không chán ghét mọi vật mà tiếp xúc và ứng xử với vạn vật bằng tuệ giác, nghĩa là không tham đắm và vướng mắc.

Phật dạy: Thấy rõ không có gì bền chắc để sống tốt, nhẹ nhàng hơn

Giáo lý đạo Phật thậm thâm vi diệu, có công năng giúp con người giác ngộ – giải thoát...Ảnh minh họa.

Giáo lý đạo Phật thậm thâm vi diệu, có công năng giúp con người giác ngộ – giải thoát...Ảnh minh họa.

Kinh A-hàm nói: Đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể đoạn trừ khổ não, không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sinh, già, bệnh, chết. Do đó, đức Phật khuyên các Tỳ-kheo phải luôn quán chiếu để thể ngộ năm uẩn là vô thường: “Các ông hãy quán sát sắc (thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường”. Quán sát như vậy được gọi là quán sát chân chính. Hiểu biết như vậy được gọi là hiểu biết chân chính. Khi đã quán sát và hiểu biết chân chính thì sẽ sinh ra nhàm tởm. Khi đã nhàm tởm thì dứt sạch tham muốn và ưa thích. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là tâm giải thoát.

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Đức Phật khẳng định: “Ai đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) mà yêu thích, thì đối với khổ cũng yêu thích”. Một khi sống trong khổ đau mà cảm thấy thích thì còn mong gì sự giải thoát? Thái độ vui thích trong khổ đau đó gọi là vô minh: “Vô minh là không biết, không biết tức vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường”. Ngược lại, chỉ có người trí mới mong giải thoát khổ đau: “Ai không yêu thích sắc (thọ, tưởng, hành, thức), thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát” Kinh Tập A-hàm).

Giáo lý đạo Phật thậm thâm vi diệu, có công năng giúp con người giác ngộ – giải thoát từng phần và cứu cánh cuối cùng là giải thoát hoàn toàn khổ đau. Song, trên thực tế giáo lý đạo Phật đòi hỏi con người phải có trí tuệ và giáo lý này không dung nạp sự vô minh. Bởi vậy mà trong giáo lý có chỗ đã đưa nhận thức của con người vượt xa cái tầm thường, nên con người (kiến chấp) khó tiếp nhận. Chính vì điều này mà chúng ta cần phải thao thức trao đổi giáo lý để nương tựa vào nhau trên lộ trình học và tu Phật.

Cư sĩ Nguyễn Đức Sinh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Tứ ân là gì?

Kiến thức 14:50 24/11/2024

Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.

Xem thêm