Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A Hàm (II)

Thánh điển Phật giáo gồm đầy đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và mỗi bộ phái có một bộ Luận làm chủ đạo cho tư tưởng bộ phái mình. Rất nhiều ngộ nhận vẫn cho rằng Kinh, Luật và Luận là ba tạng riêng biệt được hình thành từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên.

2. Hình thức biên tập kinh A Hàm và Nikaya

Như trên đã đề cập, sau kỳ kết tập lần thứ nhất đã cho ra đời 4 bộ A Hàm của Phật giáo Bắc truyền tương đương với 5 bộ Nikaya của Phật giáo Nam truyền. Tuy nhiên, không phải vừa trải qua kết tập liền hình thành những bộ kinh có tên gọi như hiện nay chúng ta sử dụng. Từ Nikaya có nghĩa là “bộ”, tức chỉ cho Thánh điển bằng tiếng Pali được một bộ phái tên là Đồng Diệp biên tập tại Tích Lan. Đa số các bộ phái còn lại đều gọi Thánh điển là A Hàm, vì A Hàm ngoài là danh xưng của Thánh điển còn mang ý nghĩa sâu xa khác. A Hàm dịch âm là A-hàm-mộ hoặc A-cấp-ma được Huyền Trang định nghĩa như sau: “Bốn loại như vậy, Thầy trò lần lượt lưu truyền nhau cho đến ngày nay; vì lý do này nên gọi là A-cấp-ma”6. Như vậy, A Hàm nghĩa là “lần lượt truyền lại”, không chỉ trên phương diện thầy trò truyền nhau tiếp nhận câu văn, mà còn mang ý nghĩa trao truyền và tiếp nhận nghĩa đích thực của Phật pháp. Điều này đã được ghi lại trong kinh Trung bộ rằng: “Vị Tỳ Kheo đa văn ấy lưu truyền A Hàm, trì pháp, trì luật và trì bổn mẫu”7. Qua đó, các bộ phái kết tập A Hàm không chỉ là sự hợp nhất của tất cả các kinh thành bốn bộ lớn mà còn là sự truyền thừa giáo nghĩa trong kinh Phật.

Theo Ngũ Phần luật, hình thức biên tập bộ kinh A Hàm như sau: “Những kinh có nội dung dài được kết tập lại thành một bộ có tên là “Trường A Hàm”; những kinh có nội dung không dài, không ngắn được kết tập lại một bộ gọi là “Trung A Hàm”; vì các Tỷ-kheo…, kết tập thành một bộ gọi là “Tạp A Hàm”; những kinh có nội dung từ 1 pháp đến 11 pháp kết tập thành một kinh gọi là “Tăng Nhất A Hàm”; ngoài ra, có nội dung hỗn hợp kết tập thành một bộ, gọi là “Tạp tạng”8. Qua đoạn trích cho thấy, hình thức biên tập kinh tạng dựa trên nội dung dài ngắn mà phân loại. Bên cạnh đó, hình thức biên tập các bộ kinh còn dựa trên nội dung, như Trường A Hàm phần lớn nội dung đề cập đến những vấn đề của ngoại đạo; những kinh chuyên giải thích vấn đề học tập được biên tập vào Trung A Hàm; những kinh trình bày đạo lý tu tập Thiền định biên tập vào Tạp A Hàm; những kinh nội dung mang khuynh hướng tuyên truyền rộng rãi biên tập vào Tăng Nhất A Hàm. Cách biên tập này cốt để cho người sau dễ nhớ và dễ phân biệt giữa các bộ kinh. Đây là hai hình thức biên tập Thánh điển phổ biến nhất và hầu hết các học giả đều chấp thuận.

Nghiên cứu mới đây nhất, TT. Thích Hạnh Bình chỉ ra rằng: “Thực chất 4 bộ A Hàm hoặc 5 bộ Nikaya chỉ có tên gọi khác nhau, nhưng phần lớn nội dung tư tưởng gần giống nhau, tất cả đều dựa vào những bài kinh ngắn (S. Màtrka)trong kinh Tạp A Hàm (kinh Tương Ưng) biên tập thành Trường A Hàm (Trường bộ), Trung A Hàm (Trung bộ), Tăng Nhất A Hàm (Tăng Chi bộ)”9. Ví dụ nội dung Kinh Phạm Động, Kinh Sa Môn Quả trong Trường A Hàm đề cập đến vấn đề tà kiến của ngoại đạo, thực chất là sự kết hợp của các bài kinh ngắn có nội dung tương tự gồm: 154, 155, 156, 157, 158, 159, 162, 163, 164, 165, 559… trong Tạp A Hàm. Kinh Chúng Tập, Kinh Thập Thượng, Kinh Tăng Nhất, Kinh Tam Tụ trong Trường A Hàm nói về sự tăng dần của các pháp số từ một pháp đến mười pháp, đó là sự kết hợp của các bài kinh 485, 486, 487, 488, 489,… trong Tạp A Hàm.

Thánh điển Phật giáo gồm đầy đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và mỗi bộ phái có một bộ Luận làm chủ đạo cho tư tưởng bộ phái mình. Rất nhiều ngộ nhận vẫn cho rằng Kinh, Luật và Luận là ba tạng riêng biệt được hình thành từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên.

Thánh điển Phật giáo gồm đầy đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và mỗi bộ phái có một bộ Luận làm chủ đạo cho tư tưởng bộ phái mình. Rất nhiều ngộ nhận vẫn cho rằng Kinh, Luật và Luận là ba tạng riêng biệt được hình thành từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên.

Các bài kinh trong Tạp A Hàm có hình thức giống như cương yếu mà tiếng Phạn gọi là Màtrka, Hoa dịch là “Bổn Mẫu”, nghĩa là bài kinh gốc. Dựa trên những bài kinh gốc có cùng nội dung được kết hợp lại thành bộ kinh dài và xếp vào Trường A Hàm, cách kết hợp này cũng là một hình thức mà Abhidhamma gọi là “Phân Biệt”. Tức kinh Phạm Động, kinh Sa Môn Quả phân biệt, giải thích rộng ra làm rõ về các vấn đề tà kiến của ngoại đạo được ghi ngắn gọn trong các bài kinh từ 154-165 trong Tạp A Hàm. Hay kinh Chúng Tập, kinh Thập Thượng, Kinh Tam Tụ, kinh Tăng Nhất trong Trường A Hàm làm rõ, phân biệt rõ thế nào là một pháp, hai pháp,…, cho đến 10 pháp được đề cập trong các bài kinh mang tính cương yếu từ 485-489 trong Tạp A Hàm. Ngoài ra, chính những bài kinh ngắn gọn nói về pháp số này trong Tạp A Hàm đã phát triển tạo thành kinh Tăng Nhất A Hàm. Đây cũng thuộc một hình thức của Abhidhamma gọi là tổng thuyết, biệt thuyết. Tức lấy một bài kinh ngắn trong Tạp A Hàm làm “Bổn mẫu” gọi là tổng thuyết, sau đó giải thích rộng ra từng khía cạnh được trình bày trong Tăng Nhất A Hàm gọi là biệt thuyết.

Trên thực tế, khi đối chiếu các bản kinh ta thấy rất nhiều bài kinh trong Tạp A Hàm có cùng nội dung được lặp lại trong Trường-Trung và Tăng Nhất A Hàm. Lý giải vấn đề này có thể do Đức Phật thuyết cùng một bài kinh nhưng đối tượng nghe và địa điểm nói khác nhau, nhưng vẫn được các đệ tử ghi nhớ và kết tập lại trong Tạp A Hàm. Sau đó nhận thấy các bài kinh ngắn này có nội dung tương đồng nên kết hợp lại, bài kinh dài xếp vào Trường A Hàm, vừa phải xếp vào Trung A Hàm và bài kinh nói về pháp số biên tập thành Tăng Nhất A Hàm. Như vậy, ta có thể khẳng định Tạp A Hàm hay kinh Tương Ưng là bộ kinh được kết tập sớm nhất. Đây là những bài kinh ngắn gọn dễ ghi nhớ, đầy đủ ý nghĩa, giống như đề cương của một bài luận văn, phù hợp với thời đại của Đức Phật chưa dùng chữ viết lưu truyền, phải dùng đến bộ nhớ của con người. Mặc dù ngắn gọn nhưng mô tả được cốt lõi lời dạy của Đức Phật, đó chính là những Màtrka mà sau này các Luận sư đã sử dụng để tiếp tục biên tập, giải thích và hệ thống hóa thành Abhidhamma (Luận tạng).

Thế thì, chắc chắn Tăng Nhất A Hàm là bộ kinh kết tập sau cùng, do từ hình thức kinh này cho thấy đây là bộ kinh còn đang kết tập chưa hoàn tất. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã nói những bài kinh tương ứng với pháp số 12 như Thập nhị nhân duyên hay 12 xứ, 18 giới…, những pháp số 12, 18, 37 cũng được đề cập rất nhiều qua các bài kinh trong Tạp A Hàm, nhưng bộ Tăng Nhất A Hàm chỉ biên tập pháp số từ một đến mười một. Đáng chú ý hơn, trong phần 11 pháp có sự xuất hiện của bài kinh nói về 12 pháp: “Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo, nay Ta sẽ nói về pháp nhân duyên, nên khéo suy nghĩ ghi nhớ, tu tập hạnh ấy,…, pháp Mười hai Nhân duyên rất sâu xa, không phải là chỗ hiểu của người thường”10. Như vậy, phải chăng việc đưa bài kinh pháp số 12 vào phần 11 pháp và việc dừng lại ở pháp số 11 nhằm biểu thị sự biên tập vẫn còn tiếp tục? Thế thì nguyên do vì sao Tăng Nhất A Hàm dừng lại ở con số này?

Trên thực tế, khi đối chiếu các bản kinh ta thấy rất nhiều bài kinh trong Tạp A Hàm có cùng nội dung được lặp lại trong Trường-Trung và Tăng Nhất A Hàm.

Trên thực tế, khi đối chiếu các bản kinh ta thấy rất nhiều bài kinh trong Tạp A Hàm có cùng nội dung được lặp lại trong Trường-Trung và Tăng Nhất A Hàm.

3. Nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A hàm

Như trên đã phân tích, Tăng Nhất A Hàm là bộ kinh biên tập muộn nhất trong bốn bộ A Hàm. Về mặt hình thức và nội dung trình bày theo pháp số, cũng giống như kinh Tam Tụ, kinh Chúng Tập, kinh Thập Thượng và kinh Tăng Nhất trong Trường A Hàm: “Tức là bắt đầu từ một pháp, hai pháp rồi tăng dần cho đến mười một pháp; cứ hết một pháp lại tăng thêm một pháp nên gọi là Tăng Nhất”11. Đồng thời, nội dung của mỗi bài kinh, mỗi phẩm, mỗi pháp của Tăng Nhất A Hàm cũng tùy thuộc vào con số mỗi pháp. Giống như phần một pháp trình bày một vấn đề: “Hãy tu hành một pháp, sẽ thành tựu được thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, một pháp ấy là gì? Đó là Niệm Phật”12; phần hai pháp trình bày hai vấn đề: “Này các Tỳ Kheo, có hai sự bố thí, thế nào là hai? Đó là pháp thí và tài thí”13,…., phần mười một pháp trình bày mười một vấn đề: “Có mười một pháp hành như là Khế Kinh, Kỳ-dạ, Thọ ký, Nhân duyên, Bổn sự, Thí dụ, Bổn sanh, Phương đẳng, Vị tằng hữu, Tự thuyết, Luận nghị. Người ấy tụng đọc rồi, lại hiểu sâu ý nghĩa, thuận theo lời dạy không sai trái, do nhân duyên này dần dần đến Niết-bàn”14. Như vậy, các pháp số được biên tập từ một đến mười một và vì sao không biên tập tiếp, TT. Thích Hạnh Bình lý giải rằng: “Phải chăng những người biên tập nêu ra vấn đề tranh luận: Nếu chúng ta cứ tiếp tục biên tập như thế này, thì những lời nào là lời Thế Tôn dạy, lời nào là lời của chúng ta thêm vào? Có lẽ đây chính là lý do các nhà biên tập không tiếp tục biên tập từ pháp số 12 trở về sau, hay nói đúng hơn không biên tập dưới hình thức kinh, bắt đầu biên tập dưới hình thức khác gọi là Abhidhamma”15. Quan điểm này lý giải cho nhiều vấn đề trong lịch sử của Phật giáo và làm sáng tỏ sự tách rời độc lập của Luận tạng ra khỏi Kinh và Luật.

Khảo cứu qua nguồn tư liệu trong A Hàm và Nikaya, không chỉ ở thời kỳ Bộ phái đệ tử của Đức Phật mới có sự bất đồng về quan điểm, mà khi Đức Thế Tôn còn tại thế Ngài đã đề cập rất nhiều đến vấn đề này. Trước hết, Đức Phật thuyết một bài pháp tùy theo căn cơ chúng sanh mà hiểu khác nhau, như kinh Đại thừa đề cập: “Đức Phật dùng một âm thanh mà thuyết pháp, chúng sanh tùy theo chủng loại mà được hiểu”16. Những người có trí tuệ như ngài Xá-lợi-phất, A-nan,…, có thể hiểu đúng và thay thế Đức Phật thuyết pháp, cũng có những vị hiểu tám chín phần, nhưng cũng có người hiểu sai lời Phật dạy. Như trong Tạp A Hàm, Tỳ Kheo Phá-quần hiểu sai lời dạy của Đức Phật: “Con nghe Thế Tôn dạy rằng: Người nào làm hạnh dâm tội ấy không đáng kể”17. Do đó, ông thường xuyên giao thiệp với các Tỳ Kheo Ni, làm cho Tăng đoàn chịu tiếng xấu. Đức Phật sau khi biết chuyện đã quở Tỳ Kheo Phá-quần là kẻ ngu si, Chánh pháp nói thành phi pháp, phi pháp nói là Chánh pháp. Tỳ Kheo Phá-quần chỉ là một trong số rất nhiều Tỳ Kheo trong Tăng đoàn hiểu sai pháp của Phật, chính Đức Phật cũng lường trước việc này nên Ngài dạy các Tỳ Kheo rằng: “Nếu có ai nói rằng tôi được nghe pháp này từ Đức Phật hay bất cứ ai thì không nên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật, nương theo Pháp, nương theo Luật mà xét rõ gốc ngọn”18. Qua đó có thể nhận định rằng: Giáo lý Đức Phật được tiếp nhận bởi nhiều căn cơ chúng sanh, vì vậy khi nghe pháp phải trải qua quá trình “Văn – Tư – Tu” để hiểu đúng, thực hành đúng mới mong được sự giác ngộ, giải thoát. Ngài Xá-lợi-phất cũng khuyên răn các Tỳ Kheo: “Hiện Thế Tôn đang còn tại thế, chúng ta nên hòa hợp kết tập Tỳ-nại-da, chớ để xảy ra tình trạng sau khi Thế Tôn nhập Niết-bàn rồi, các đệ tử của Thế Tôn tranh cãi chống đối lẫn nhau”19. Như vậy, hiện tượng cùng nghe một lời dạy nhưng cách lý giải khác nhau, ý kiến cũng trái ngược nhau dẫn đến tranh luận, đây là tình trạng rất phổ biến giữa người nói và người nghe. Chính Đức Phật và Tôn giả Xá-lợi-phất đã nhận rõ được vấn đề nên đưa ra lời khuyên cho chúng đệ tử nhằm ngăn chặn phần nào sự hỗn độn trong Chánh pháp.

Do chúng sanh hưởng thọ không đồng, nên Đức Phật lại tùy theo căn cơ chúng sanh mà nói pháp, tức tùy theo đối tượng và thời điểm thích hợp mà Ngài có cách giáo hóa khác nhau: “Điển hình như, khi trưởng giả Hốt-khởi dâng cúng, Ngài ngăn các Tỳ Kheo không được phép ăn sáng; khi được người trong thôn làng mời, Thế Tôn lại cho phép ăn cơm cá thịt; khi người ở thôn Tần Phú thỉnh, lại không cho phép ăn cơm, mà chỉ ăn cháo loãng; khi được Vua Tần-bà-sa-la thỉnh, lại cho phép ăn cơm no; khi được Xiển-đà-sư-lợi mời, lại cho phép ăn nhiều lần ở nhiều nhà, nhưng không được ăn no”20. Điều này chứng tỏ, Đức Phật thuyết pháp giáo hóa không cứng nhắc trong một khuôn khổ nào, Ngài linh động tùy theo đối tượng và hoàn cảnh, làm sao để giáo pháp được triển khai hữu hiệu nhất. Cũng thế, Đức Phật chế định Giới Luật nhằm bảo vệ nếp sống thanh tịnh của Tăng đoàn. Ví như điều giới: “Không được ăn rồi lại ngồi ăn nữa”, thiết nghĩ vấn đề ăn ở nhiều nhà và ăn quá no dẫn đến hôn trầm, tăng trưởng lòng tham. Nên Đức Phật chế thành giới để ngăn ngừa nhằm đưa đến an lạc cho sự tu tập của chúng đệ tử, nhưng khi Xiển-đà-sư-lợi mời, có thể do đặc thù của tình huống lúc đó mà Đức Phật cho phép ăn nhiều nhà, nhưng Ngài vẫn căn dặn: “Không được ăn quá no”. Như vậy, rõ ràng giáo pháp của Đức Phật cũng theo lý duyên khởi, các pháp ở thế gian hội đủ nhân duyên thì thành, nhân duyên tan rã thì mất đi. Thế nhưng đệ tử của Ngài lại chấp vào đó quy định rằng: “Những gì Phật đã chế không được bỏ, chưa chế không được thêm vào”21. Như vậy, trường hợp khi Xiển-đà-sư-lợi mời chẳng phải Đức Phật đã phạm luật sao?

Rất nhiều ngộ nhận vẫn cho rằng Kinh, Luật và Luận là ba tạng riêng biệt được hình thành từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên. Rất ít người đồng tình và nhận ra hình thức Luận thực chất đã có từ các bài kinh trong A Hàm và Nikaya.

Rất nhiều ngộ nhận vẫn cho rằng Kinh, Luật và Luận là ba tạng riêng biệt được hình thành từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên. Rất ít người đồng tình và nhận ra hình thức Luận thực chất đã có từ các bài kinh trong A Hàm và Nikaya.

Trong Đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất, những tuyên bố của ngài Ca-diếp có vị chấp thuận, có vị không đồng thuận. Ngài Phú-lâu-na tỏ thái độ phản đối ngài Ca-diếp một cách rõ ràng rằng: “Pháp và Luật đã được các vị Trưởng lão trùng tụng một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi chỉ ghi nhận chính những gì tôi đã nghe từ miệng và đã được lãnh thọ từ miệng của Đức Thế Tôn thôi”22, còn có số đông không đồng thuận đã cử hành cuộc kiết tập khác ngoài hang Thất-diệp: “Sau khi Đức Phật nhập diệt, các Thánh đệ tử vân tập trong núi Kỳ-xà-quật tiến hành kết tập Tam tạng, lúc bấy giờ đã có tên cả hai bộ phái: Một, là Thượng tọa bộ do ngài Ca-diếp lãnh đạo chỉ có 500 vị Thánh A-la-hán. Hai, là Đại chúng bộ tức là đại chúng bên ngoài (kết tập ngoài hang), với số lượng hơn vạn người, do A-la-hán Bà-sư-bà lãnh đạo, đây là những vị đến kết tập sau nhưng ngài Ca-diếp không cho họ tham dự”23. Qua đó, ta thấy sự bất đồng tư tưởng và tranh luận giữa chúng đệ tử vì quan điểm khác nhau đã nhen nhúm từ khi Đức Phật còn tại thế và xảy ra ngay sau khi Ngài nhập Niết-bàn. Tư tưởng bảo thủ và trọng Luật của ngài Ca-diếp vẫn tiếp tục được kế thừa, hình thành nên khuynh hướng: “Trong chúng Tỳ Kheo, những vị tụng kinh cùng nhau họ ở chung một chỗ24; những vị trì Luật cùng nhau họ ở chung một chỗ; những vị luận bàn giáo pháp cùng nhau họ ở chung một chỗ”. Qua đó, ta thấy các vị Tỳ kheo có sự phân chia thành từng nhóm theo sở trường của mình, có người chuyên trì Kinh, có người chuyên trì Luật. Chắc chắn khi bàn luận một vấn đề họ sẽ đưa quan điểm của mình lên trên, nếu vấn đề đó thuộc kinh, các vị trì Kinh sẽ ra sức bảo vệ quan điểm của mình. Họ cho rằng: Mình là người trì Kinh nên sẽ hiểu biết những vấn đề trong Kinh hơn người trì Luật, và ngược lại, bên nhóm trì Luật hay nhóm chuyên bàn luận giáo pháp cũng sẽ có tư tưởng như vậy. Trong khi đó, các vị trì Luật chắc chắn tư tưởng sẽ bảo thủ và cứng nhắc hơn, do đó không thể nào không xảy ra bất đồng và tranh luận trong nội bộ Tăng chúng.

Như vậy, trong quá trình kinh điển truyền miệng từ Đức Phật đến khi A-nan trùng tuyên lại, chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác. Lại trải qua quá trình truyền miệng cho đến khi kết tập thành văn, từ người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác, vùng này sang vùng khác, từ sự ghi nhớ thiếu chính xác cho đến bất cập ngôn ngữ, là các yếu tố làm cho kinh điển có sự sai khác. Như Đức Phật đã dạy trong kinh Diệu Pháp Hỗn Loạn: “Các Tỳ Kheo không cẩn trọng nghe pháp, không cẩn trọng thọ trì pháp, không cẩn trọng học thuộc lòng pháp, không cẩn trọng thực hành pháp…, đó là nguyên nhân làm cho diệu pháp hỗn loạn, biến mất”25. Mặt khác, sự bất đồng quan điểm giữa các vị Tỳ Kheo như trên đã đề cập làm cho kinh điển sai khác nhiều hơn. Đồng thời, trong quá trình truyền thừa Agama, chắc chắn các phái sẽ ưu tiên và thêm thắt tư tưởng của bộ phái mình vào Thánh điển, do đó tất yếu dẫn đến không thống nhất về tư tưởng giữa các nhà biên tập. Như trong Tam luận Huyền Nghĩa đề cập: “Đại Thiên chọn lấy các bản kinh Đại thừa đưa vào trong Tam tạng giải thích, mà khi các vị A-la-hán kết tập đã loại bỏ đi ý nghĩa trong các bản kinh này, nhưng Đại thừa sử dụng ý nghĩa này, ngược lại Thượng tọa bộ không chấp thuận”26. Chính vì sự bất đồng và tranh luận của các nhà biên tập như thế, cho nên, “các nhà biên tập không tiếp tục biên tập từ pháp số 12 trở về sau, hay nói đúng hơn không biên tập dưới hình thức Kinh, bắt đầu biên tập dưới hình thức khác gọi là Abhidhamma”27, nhằm phân biệt đâu là kinh Đức Phật nói, đâu là phần do người biên tập thêm vào. Như vậy, bắt đầu từ đây không còn biên tập dưới hình thức Kinh nữa mà bắt đầu chuyển sang hình thức Luận (Abhidhamma), tức phân tích làm rõ nội dung các bài kinh và giải thích cụ thể quan điểm của các bộ phái. Mặc dù, trước đó trong kinh cũng xuất hiện hình thức Abhidhamma, nhưng bước ngoặt này đánh dấu sự tách rời độc lập của Luận, hình thành nên Tam tạng Thánh điển Kinh, Luật, Luận của Phật giáo.

Tóm lại, trên mặt lý thuyết, chắc hẳn chúng ta ai cũng biết Thánh điển Phật giáo gồm đầy đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và mỗi bộ phái có một bộ Luận làm chủ đạo cho tư tưởng bộ phái mình. Rất nhiều ngộ nhận vẫn cho rằng Kinh, Luật và Luận là ba tạng riêng biệt được hình thành từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên. Rất ít người đồng tình và nhận ra hình thức Luận thực chất đã có từ các bài kinh trong A Hàm và Nikaya.

Đề tài nghiên cứu về nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói trên đã làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề. Trong đó thấy rõ quá trình hình thành Abhidhamma thông qua hình thức biên tập các bộ kinh A Hàm, đồng thời cũng chứng minh được Abhidhamma đã có từ trong kinh tạng, không phải sau các kỳ kiết tập mới có. Mặt khác, qua hình thức biên tập Tăng Nhất A Hàm làm sáng tỏ quá trình Abhidhamma tách ra khỏi Kinh tạng, tự hình thành một tạng độc lập, trở thành một trong ba tạng quan trọng của Thánh điển Phật giáo. Được sự dẫn dắt và chỉ dạy của giáo thọ bộ môn, con đã hoàn thành đề tài nghiên cứu với kiến thức thiển cạn và hạn chế về nguồn tư liệu. Nên không sao tránh khỏi những bất cập trong khi phân tích, diễn đạt các vấn đề. Tuy nhiên, đây là ý tưởng nghiên cứu mới được truyền cảm hứng từ giáo thọ, trước tiên con xin tri ân trên TT. Thích Hạnh Bình đã truyền cảm hứng để con mạnh dạn nghiên cứu, bên cạnh đó con rất mong nhận được sự chỉ dạy của Thượng tọa để con hoàn thiện được những nhận định còn thiếu sót của mình.

Thánh điển Phật giáo gồm đầy đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và mỗi bộ phái có một bộ Luận làm chủ đạo cho tư tưởng bộ phái mình.

Thánh điển Phật giáo gồm đầy đủ ba tạng Kinh, Luật, Luận và mỗi bộ phái có một bộ Luận làm chủ đạo cho tư tưởng bộ phái mình.

Nội hàm cách biên tập pháp số trong kinh Tăng Nhất A Hàm (I)

Chú thích:

  1. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng kinh, Số 1.462, Luật Thiện Kiến Tỳ Bà Sa quyển 1, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tr.228.
  2. 印順著,(原始佛教聖典之集成),台北,正聞出版社,民國83年, 頁15.
  3. Thích Hạnh Bình (2014), Nghiên Cứu Về 5 Việc của Đại Thiên, Nxb Phương Đông, tr.186.
  4. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (dịch 1994), kinh Tạp A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.619-620.
  5. HT. Ấn Thuận, HT. Thích Phước Sơn và TT. Thích Hạnh Bình (dịch 2015), Lịch sử Biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên Thủy, Nxb Phương Đông, tr.115.
  6. HT. Ấn Thuận, HT. Thích Phước Sơn và TT. Thích Hạnh Bình (dịch 2015), Lịch sử Biên tập Thánh Điển Phật giáo Nguyên Thủy, Nxb Phương Đông, tr.706.
  7. HT. Thích Minh Châu, kinh Trung bộ tập I, Đại kinh Mục Ngưu Giả, Nxb Tôn giáo, tr.276.
  8. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng kinh, Số 1.421, Luật Di Sa Tắc Bộ Hòa Hê Ngũ Phần quyển 30, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tr.640.
  9. TT. Thích Hạnh Bình, tài liệu giảng dạy môn Lịch sử phát triển A-tỳ-đạt-ma, khóa XIII.
  10. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (1994), kinh Tăng Nhất A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.116-119
  11. TT. Thích Hạnh Bình, bài giảng môn Lịch sử phát triển A-tỳ-đạt-ma, khóa XIII.
  12. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (1994), Kinh Tăng Nhất A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.36.
  13. Sđd, tr. 194.
  14. Sđd, tr. 521.
  15. TT. Thích Hạnh Bình, tài liệu giảng dạy môn Lịch sử phát triển A-tỳđạt-ma, khóa XIII.
  16. HT. Thích Tuệ Sỹ (dịch 2017), Duy-ma-cật Sở Thuyết, Phẩm Quốc Độ Phật, Nxb Tôn giáo, tr.74-75.
  17. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (1994), kinh Tăng Nhất A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr. 521.
  18. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (dịch 1994), kinh Trường A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.138-142.
  19. Sđd, tr.387.
  20. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng kinh, kinh Xá-lợi-phất vấn, số 1465, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tr.7-10.
  21. Thích Hạnh Bình (2019), Nghiên cứu Khái niệm A-la-hán trong Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb Hồng Đức, tr.42.
  22. Tỳ-kheo Indacanda (dịch 2017), Tiểu Phẩm tập 2, Nxb Tôn giáo, tr.407.
  23. Thích Hạnh Bình-Thích Huệ Hải (dịch 2019), Bộ phái Phật giáo và A-tỳ-đạt-ma, Nxb Hồng Đức, tr.192-193.
  24. HT. Ấn Thuận, Thích Phước Sơn và Thích Hạnh Bình (dịch 2015), Lịch sử Biên Tập Thánh Điển Phật giáo Nguyên Thủy, Nxb Phương Đông, tr.53.
  25. HT. Thích Minh Châu, Tăng Chi bộ kinh, kinh Diệu Pháp Hỗn Loạn, Nxb Tôn giáo, tr. 764.
  26. TT. Thích Hạnh Bình-Thích Huệ Hải (dịch 2019), Bộ Phái Phật giáo và A-tỳ-đạt-ma, Nxb Hồng Đức, tr.195.
  27. TT. Thích Hạnh Bình-Thích Huệ Hải (dịch 2019), Bộ Phái Phật giáo và A-tỳ-đạt-ma, Nxb Hồng Đức, tr.195.
  28. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng kinh, Số 1.462, Luật Thiện Kiến Tỳ Bà Sa quyển 1, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tr.228.
  29. 印順著,(原始佛教聖典之集成),台北,正聞出版社,民國83年, 頁15.
  30. Thích Hạnh Bình (2014), Nghiên Cứu Về 5 Việc của Đại Thiên, Nxb Phương Đông, tr.186.
  31. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (dịch 1994), kinh Tạp A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.619-620.
  32. HT. Ấn Thuận, HT. Thích Phước Sơn và TT. Thích Hạnh Bình (dịch 2015), Lịch sử Biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên Thủy, Nxb Phương Đông, tr.115.
  33. HT. Ấn Thuận, HT. Thích Phước Sơn và TT. Thích Hạnh Bình (dịch 2015), Lịch sử Biên tập Thánh Điển Phật giáo Nguyên Thủy, Nxb Phương Đông, tr.706.
  34. HT. Thích Minh Châu, kinh Trung bộ tập I, Đại kinh Mục Ngưu Giả, Nxb Tôn giáo, tr.276.
  35. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng kinh, Số 1.421, Luật Di Sa Tắc Bộ Hòa Hê Ngũ Phần quyển 30, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tr.640.
  36. TT. Thích Hạnh Bình, tài liệu giảng dạy môn Lịch sử phát triển A-tỳ-đạt-ma, khóa XIII.
  37. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (1994), kinh Tăng Nhất A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.116-119
  38. TT. Thích Hạnh Bình, bài giảng môn Lịch sử phát triển A-tỳ-đạt-ma, khóa XIII.
  39. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (1994), Kinh Tăng Nhất A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.36.
  40. Sđd, tr. 194.
  41. Sđd, tr. 521.
  42. TT. Thích Hạnh Bình, tài liệu giảng dạy môn Lịch sử phát triển A-tỳđạt-ma, khóa XIII.
  43. HT. Thích Tuệ Sỹ (dịch 2017), Duy-ma-cật Sở Thuyết, Phẩm Quốc Độ Phật, Nxb Tôn giáo, tr.74-75.
  44. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (1994), kinh Tăng Nhất A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr. 521.
  45. HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ (dịch 1994), kinh Trường A Hàm, Viện NCPHVN ấn hành, tr.138-142.
  46. Sđd, tr.387.
  47. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng kinh, kinh Xá-lợi-phất vấn, số 1465, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tr.7-10.
  48. Thích Hạnh Bình (2019), Nghiên cứu Khái niệm A-la-hán trong Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb Hồng Đức, tr.42.
  49. Tỳ-kheo Indacanda (dịch 2017), Tiểu Phẩm tập 2, Nxb Tôn giáo, tr.407.
  50. Thích Hạnh Bình-Thích Huệ Hải (dịch 2019), Bộ phái Phật giáo và A-tỳ-đạt-ma, Nxb Hồng Đức, tr.192-193.
  51. HT. Ấn Thuận, Thích Phước Sơn và Thích Hạnh Bình (dịch 2015), Lịch sử Biên Tập Thánh Điển Phật giáo Nguyên Thủy, Nxb Phương Đông, tr.53.
  52. HT. Thích Minh Châu, Tăng Chi bộ kinh, kinh Diệu Pháp Hỗn Loạn, Nxb Tôn giáo, tr. 764.
  53. TT. Thích Hạnh Bình-Thích Huệ Hải (dịch 2019), Bộ Phái Phật giáo và A-tỳ-đạt-ma, Nxb Hồng Đức, tr.195.
  54. TT. Thích Hạnh Bình-Thích Huệ Hải (dịch 2019), Bộ Phái Phật giáo và A-tỳ-đạt-ma, Nxb Hồng Đức, tr.195.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm