Nhân duyên giữa thai nhi và cha mẹ
Phải hiểu là giữa con cái và Cha Mẹ có nhân duyên rất mạnh, rất sâu. Cho nên, dẫu con mang bệnh hay có dị tật gì, cũng đều là nghiệp duyên chung, bắt buộc Cha Mẹ phải nhận lấy. Nếu Cha Mẹ nhất quyết phá bỏ, có tránh được đời này thì đời sau vẫn phải trả báo.
Hỏi:
Nếu như sau khi siêu âm phát hiện thai nhi trong bụng có tật bẩm sinh, liệt não, đần độn, chậm phát triển… thì có thể phá thai hay không?
Phá thai là phạm tội sát nhân (hại một mạng người). Nếu như tình cờ bị sẩy thai, hoặc tự nhiên thai chết thì không sao. Còn cố ý phá thai, dù vịnh vào bất cứ lý do gì, vẫn là phạm giới sát, tạo ác nghiệp.
Việc phá thai sẽ khiến bậc Cha Mẹ lâm vào cảnh oan trái, còn vô tình biến thành người đem oán báo ân. Nếu như sinh linh đến nhập thai trong tiền kiếp từng là ân nhân của Cha Mẹ, do không biết nên Cha Mẹ dùng đủ cách để hại con chết, khiến vong thai bị bức tử không cam lòng, ân kia biến thành oán, hình thành ác duyên oan nghiệt giữa đôi bên.
Hỏi:
Nhưng nếu Cha Mẹ phải nuôi đứa con tàn tật bẩm sinh đó thì suốt một đời đành cam chịu cực khổ hay sao?
Dĩ nhiên là rất khổ. Nhưng mọi sự đều có nguyên nhân của báo ứng nhân quả. Khi đứa con khuyết tật đến đầu thai, là do nó có duyên với Cha Mẹ.
“Vợ chồng cũng thuộc tiền duyên: Thiện duyên lẫn ác duyên (nếu không duyên thì chẳng gặp). Còn con cái cũng là túc nợ đời trước (đến đòi nợ, hoặc trả nợ), nợ ân nghĩa, hoặc nợ tài vật - không nợ thì chẳng đến – khi một đứa con đến đầu thai, phải hội đủ ba duyên mới thành là: duyên Cha, duyên Mẹ, và duyên của con. Đứa bé và Cha Mẹ có cùng nhân duyên, cộng nghiệp nên tìm đến.
Khi ta sinh ra làm người, thì thức thứ tám đến trước tiên. Lúc chết đi thì thức thứ tám ra đi sau cùng. Hễ thần thức vừa rời, là thân thể liền lạnh; nếu thần thức chưa đi, thân vẫn còn ấm. Thần thức luôn đến đầu tiên và rời đi cuối cùng. Con người sau khi chết cho đến lúc đầu thai (chờ mang thân mới) thì giai đoạn này thần thức được gọi là “Thân Trung Ấm” còn có tên khác là “Thân Trung Hữu”. Lúc này Thân Trung Ấm nhìn mọi vật đều thấy tối đen, nói đúng ra là chẳng nhìn thấy gì. Nhưng nếu có duyên với người Cha, người Mẹ nào, gọi là nghiệp báo tương ứng thu hút nhau. Thì lúc đó dù ở cùng trời cuối đất, cách xa vô cùng nhưng hễ khi Cha Mẹ gần gũi, lập tức Thân Trung Ấm sẽ nhìn thấy ánh sáng phát ra từ Cha Mẹ, và nó lao đến để nhập thai! Điều này Kinh Lăng Nghiêm có giải rõ.
Quả báo khi nạo phá thai nhi mà ít người lường tới
Sau khi Mẹ thụ thai thì tuần thứ nhứt thai là một “khối trơn đục như sữa đặc”. Tuần thứ hai mới hiện thành hình thai rồi phát triển dần.
Trong “Mười Hai Nhân Duyên” nói rõ Vô minh duyên hành - vô minh tức là hai bên nam nữ phát sinh tình ý yêu thương, dẫn đến gần gũi quan hệ giữa hai giới. “Hành duyên thức”, ngay lúc đó, thu hút thần thức (Thân Trung Ấm) đến đầu thai, thành là sinh mạng.
Phải hiểu là giữa con cái và Cha Mẹ có nhân duyên rất mạnh, rất sâu. Cho nên, dẫu con mang bệnh hay có dị tật gì, cũng đều là nghiệp duyên chung, bắt buộc Cha Mẹ phải nhận lấy. Nếu Cha Mẹ nhất quyết phá bỏ, có tránh được đời này thì đời sau vẫn phải trả báo, và ác quả phải gánh chịu sẽ nặng nề hơn gấp bội.
Hồi xưa không có máy siêu âm, không có phương thức ngừa hay phá thai. Con người cũng thật thà chân chất, hễ thọ thai thì sinh ra. Bây giờ có máy siêu âm nên khi phát hiện thai bị ngu đần, dị tật thì lập tức người ta phá bỏ ngay, ai cũng tưởng làm vậy là tránh được phiền não về sau. Nhưng không biết sau này khổ đau họ phải nhận chịu còn thê thảm hơn nhiều.
Nói thực ra, thông thường những nhân duyên con dị tật chẳng phải duyên lành, mà là quả báo Cha Mẹ phải nhận lấy, họ có trách nhiệm gánh vác cộng nghiệp này. Nếu Cha Mẹ chẳng cảm thông cho bào thai, nhất quyết muốn trốn tránh nghiệp quả bằng cách hủy diệt con, thì hành vi này chỉ làm tăng thêm ác duyên. Và mối quan hệ ác duyên này, tới đời sau lại càng bành trướng khủng khiếp.
Trong “Kinh Lăng Nghiêm” miêu tả mười hai loại sanh, kể có một loại chúng sanh gọi là “Phi Vô Tưởng”, loài nầy chẳng phải là không có tư tưởng, mà là tư tưởng rất khác thường. Giống như loài chim cú sau khi sanh ra sẽ ăn thịt Mẹ, dùng máu thịt Mẹ để nuôi thân mình. Khoa học cũng phát hiện ra có một loài bọ hung chuyên ăn thịt Mẹ nó. Vì sao nó ăn thịt Mẹ? Bởi vì trong quá khứ, họ từng có mối thù rất sâu.
Trích sách “ Hiện tượng Nhân quả báo ứng”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Có thể sửa đổi vận mệnh được không?
Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?
Xem thêm