Quảng Ninh: Tưởng niệm 714 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Ngày 24/11, tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Đại Lễ tưởng niệm 714 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2022).
Tại Lễ tưởng niệm, các đại biểu, phật tử, người dân và du khách đã cùng ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công đức của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông cả về đạo và đời.
Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ 1258. Năm Mậu Dần 1278, khi vừa tròn 20 tuổi, Hoàng Thái tử Trần Khâm được vua Trần Thánh Tông truyền ngôi xưng Hoàng đế, hiệu là Hiếu Hoàng. Kế tục sự nghiệp của các Tiên đế nhà Trần, Đức vua Trần Nhân Tông đã thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng, xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh trị.
Năm 1293, Đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1299, Ngài rời Kinh đô, chọn núi Yên Tử (nay thuộc TP Uông Bí, Quảng Ninh) dựng chùa, giảng pháp, độ tăng. Người thống nhất ba dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc đạo”, “Hòa quang đồng trần”. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt, được gìn giữ và lưu truyền qua các thời đại, các thế hệ Phật giáo Việt Nam mà ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể kế thừa tinh hoa nhập thế đồng hành cùng dân tộc.
Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh minh. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ sau tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
Trong cuộc đời tu luyện và nhập diệt của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, Yên Tử là nơi Phật hoàng tu hành, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Ngài vào ngày 1/11 Âm lịch năm 1308. Xá lị của Ngài sau này được phát về nhiều nơi, trong đó có am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm (TX Đông Triều) và tại tháp Huệ Quang (Yên Tử).
Cũng tại buổi Lễ, các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm, cầu nguyện quốc thái dân an trong không khí trang nghiêm, thành kính.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn
Trong nước 21:42 31/10/2024Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.
Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)
Trong nước 14:45 31/10/2024Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.
Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh
Trong nước 14:00 30/10/2024Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.
Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch
Trong nước 15:00 28/10/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.
Xem thêm