Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sẻ chia của phật tử về pháp tu Tịnh độ

"Niệm Phật lớn tiếng có 12 thứ công đức. Một, có thể trừ bệnh ngủ gật. Hai, thiên ma kinh sợ. Ba, tiếng biến khắp mười phương. Bốn, dứt khổ trong ba đường ác. Năm, âm thanh bên ngoài không lọt vào tai. Sáu, tâm chẳng toán loạn. Bảy, tinh tấn dũng mãnh. Tám, Chư Phật hoan hỷ. Chín, Tam Muội hiện tiền. Mười, vãng sinh Tịnh Độ…”.

Kinh Đại Tập nói rằng: “Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.

Thời đại mạt pháp là bao giờ? Ta những tưởng nó ở đâu xa mà không biết rằng nó đang hiện hữu ngay tại nơi đây. Nơi ta sống chính là vào thời đại mạt pháp. 

Vì sao lại nói như vậy? Thời đại mạt pháp là gì? Đó chính là một thế gian đã bị “mây mù” của tham lam, sân hận, si mê che lấp. Con người chỉ mải mê chạy theo tiếng gọi của tiền tài, danh vọng, đẩy cái tôi ngã mạn của bản thân lên đến cực đỉnh. Để rồi cả một đời cứ u mê, đắm chìm mãi trong biển khổ luân hồi, không tìm ra lối thoát. Họ nghĩ đơn giản một điều chết là hết, chẳng phải lo nghĩ gì về những nghiệp quả mà mình đã tạo ra.
 
Phật vì quá thương cho chúng sinh bị vô minh che lấp nên đã hướng dẫn chúng sinh tu theo pháp môn để giúp cho những ai muốn tìm ra giải pháp để thoát khỏi sinh tử luân hồi ngay trong đời hiện tại. Đó chính là pháp môn Tịnh độ - là pháp cứu cánh cho chúng ta vào thời đại mạt pháp này.

Tịnh là im lặng yên ổn trong sạch. Độ là cứu giúp.

Tịnh Độ từ chữ Phạn: Buddhasetra là Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh.

Tu theo pháp môn Tịnh Độ là chúng ta nhất tâm niệm thánh hiệu A Di Đà Phật hay Nam Mô A Di Đà Phật để tiêu trừ tội nghiệp ngay trong đời hiện tại, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.

Tu theo pháp môn này vừa khó lại vừa dễ. Dễ vì tu theo pháp môn này chỉ cần Tin sâu vào pháp môn mình tu, Nguyện thiết tha được sinh về Tây Phương Cực Lạc, và chăm chỉ Hành trì niệm Phật là được. Người tu Tịnh Độ không cần phải đoạn hết nghiệp của mình (tham, sân, si) mà có thể vượt khỏi luân hồi, siêu thoát 3 cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới) để về cõi Tịnh của Phật A Di Đà là Tây Phương Cực Lạc. 

Tu theo các pháp môn khác người tu bắt buộc phải diệt trừ tận gốc tất cả nghiệp chướng của mình mới có thể thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Học thiền, mật với tôi sở dĩ khó thành tựu là do nương tựa ở sức mình. Điều đó chỉ có căn cơ bậc thượng mới có thể thành tựu. Nguyên nhân niệm Phật dễ thành tựu là biết nương vào đức Phật. Đức Phật A Di Đà có đại từ, đại bi. Hãy nương vào bổn nguyện tiếp dẫn chúng sinh của Ngài. Đã nương vào sự gia hộ của Phật, các bậc thượng, trung, hạ căn đều được nhiếp thọ. Cắt ngang sinh tử hèn hạ, một đời thành tựu vượt phàm vào thánh.

Nói thì nghe có vẻ dễ thực hành nhưng lại khó vô cùng. Vì chúng ta đang sống ở thời mạt pháp, xung quanh còn biết bao thứ ô trược, khiến cho tâm của chúng ta nó cứ không yên, cứ chạy lung tung khắp nơi. Thời kỳ đầu khi biết đến pháp môn này, tôi còn chả thể tập trung niệm Phật được quá 5 phút. Tâm trí cứ như con ngựa bất kham chẳng thể kiểm soát nổi.

Thế nên chúng ta mới cần phải luyện tập và thử thách bản thân mình trong từng phút giây. Chứ ai ai cũng niệm Phật nhất tâm được ngay thì chắc cõi ta bà này chẳng còn ai ở nữa, chúng ta đã sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc với Đấng Từ Phụ A Di Đà hết rồi.

Bí quyết niệm Phật chẳng có gì cao siêu hay đòi hỏi quá nhiều. Đơn giản chỉ là chúng ta niệm Phật thật nhiều. Niệm từ lúc thô sơ cho đến khi thuần thục, nuôi dưỡng thành thói quen niệm Phật. Đem một câu Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật hết lòng cung kính niệm, ứng dụng vào các việc như ăn mặc, đi đứng thường ngày. Lâu ngày như thế, tự mình có thể biết được sự mầu nhiệm trong câu niệm Phật. Sự mầu nhiệm chẳng ở đâu xa vời đâu các bạn à. Khi chúng ta nhất nhất niệm Phật trong mọi hoàn cảnh thì cái tâm trí của chúng ta đã chẳng còn chỗ để nghĩ những điều lung tung, những điều bất thiện nữa. Lúc ấy con ngựa bất kham trong đầu của chúng ta cũng chẳng cần phải quản nữa, nó đã tự nằm im trong góc lắng tai nghe câu A Di Đà Phật rồi. 

Mà suy nghĩ thì chi phối hành động. Suy nghĩ lành thì tất chẳng làm việc ác. Câu Phật hiệu nghe tưởng chừng đơn giản nhưng có thể chi phối được cả tâm và thân của chúng ta.

Khi niệm Phật nếu vong niệm dấy khởi liên miên, tâm thức tạp loạn, không thể chuyên chú, ắt cần phải niệm lớn tiếng để nhiếp tâm. Dùng tai lắng nghe có thể trừ được vọng niệm. 

Tôi thấy vọng niệm cũng giống như một tên trộm. 

Tâm mình giống như một ngôi nhà vậy.

Tên trộm vọng niệm ấy nhăm nhe nhân lúc tâm trí mình đi vắng định nhảy vào khuấy động, làm càn. Lúc ấy chúng ta cần lớn tiếng niệm Phật, trộm ấy giật mình chạy mất, cái tâm chúng ta lại tĩnh để nhiếp tâm niệm câu Phật hiệu.

”Niệm Phật lớn tiếng có 12 thứ công đức. Một, có thể trừ bệnh ngủ gật. Hai, thiên ma kinh sợ. Ba, tiếng biến khắp mười phương. Bốn, dứt khổ trong ba đường ác. Năm, âm thanh bên ngoài không lọt vào tai. Sáu, tâm chẳng toán loạn. Bảy, tinh tấn dũng mãnh. Tám, Chư Phật hoan hỷ. Chín, Tam Muội hiện tiền. Mười, vãng sinh Tịnh Độ…”.

Điều tối quan trọng trong cách hành trì của người học Phật là cần phải thâm nhập một môn, thành thật chấp trì Thánh hiệu A Di Đà Phật. Dù cho biển động, núi tan hoặc trải qua thời gian lâu dài, tuyệt không hề thay đổi. Mọi hành vi trong cuộc sống đều không nên sát sinh, hãy lấy việc ăn chay làm đầu cho hạnh đoạn các điều ác. Lấy việc chuộc mạng phóng sinh làm trước cho hạnh làm các điều thiện.

Đức Phật đã tạo ra 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu cho chúng sinh trên con đường giác ngộ và tìm đến sự giải thoát. Vì thế, chúng ta hãy tự tìm con đường tu phù hợp với căn cơ của mình nhất. Còn tôi, chắc do nhiều đời nhiều kiếp trước đã có được nhân duyên căn lành biết đến được pháp môn Tịnh Độ thù thắng và công phu tu tập còn non kém nên tôi nguyện cả đời tin sâu vào câu Phật hiệu A Di Đà Phật, nương nhờ đạo hạnh của Đức Phật để thoát khỏi biển khổ sinh tử. 

Tôi nguyện cầu hết thảy chúng sanh ai ai cũng tìm thấy được ánh sáng giác ngộ và dứt sạch được mọi phiền não, buồn đau, mau mau đến bến bờ giải thoát.

“Sáu chữ Di Đà phải khắc ghi
Đứng bờ vực thẳm gắng từng ly
Cảnh trần như ngựa qua song cửa
Tịnh Độ không còn lệ rớm mi”

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Phật giáo thường thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm