Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Thiện nam tử! Vi trần đã có ta có thể đếm được số lượng. Thiện nam tử! Lại như số cát trong biển lớn, ta có thể đếm từng hạt một. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Đại Minh một biến thì công đức ấy ta không thể đếm được.

Khi ấy Ngài Liên Hoa Thượng Như Lai liền nói công đức sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni rằng:

Thiện nam tử! Vi trần đã có ta có thể đếm được số lượng. Thiện nam tử! Lại như số cát trong biển lớn, ta có thể đếm từng hạt một. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Đại Minh một biến thì công đức ấy ta không thể đếm được.

Thiện nam tử! Lại như trời người tạo lập kho lẫm, chu vi một ngàn du thiện na, cao một trăm thiện na; Chứa hạt mè đầy trong kho mà không kẽ hỡ dẫu bằng một mũi kim. Người giữ kho không già không chết, trải qua năm trăm kiếp, ném bỏ ra ngoài từng hạt mè một. Như vậy trong kho ném hết không sót, ta có thể đếm số lượng kia. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Đại Minh một biến thì được công đức, ta không thể đếm được.

Thiện nam tử! Lại như bốn đại châu gieo trồng hết thảy các loại lúa nếp. Long vương mưa nắng thuận thời, lúa nếp đã trồng hết thảy chín vàng, thu cắt đều xong. Lấy Nam Thiệm bộ châu mà làm sân chứa, dùng xe vận tải chở hết các lúa về sân, đập để xong xuôi, dồn thành đống lớn. Thiện nam tử! Ta có thể đếm số lúa ấy từng hạt một như vậy. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Đại Minh này một biến, công đức ấy ta không thể đếm được.

Thiện nam tử! Cõi Nam Thiệm Bộ Châu có những con sông lớn ngày đêm chảy mãi gọi là: sông Di Đa, sông Kinh Nga, sông Nại Ra, sông Tán Nại Ra; Sông Bà Nghiệt, sông Ái Ra Phạ Để, sông Tô Ma Na Đà; Sông Hế Ma, sông Ca Lã Thú na Lị. Mỗi một con sông lớn này có năm ngàn con sông nhỏ làm chi nhánh, ngày đêm chảy vào biển lớn.

Câu thần chú “Om Mani Padme Hūm” là một trong những câu thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo.

Câu thần chú “Om Mani Padme Hūm” là một trong những câu thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo.

Thiện nam tử! Như vậy mỗi con sông lớn kia ta có thể đếm số mỗi một giọt nước kia. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Đại Minh một biến được công đức ta không thể đếm số lượng. Thiện nam tử! Lại như loài hữu tình bốn chân trong bốn đại châu như: Sư tử, voi, ngựa, trâu đồng, trâu nước, cọp, beo, nai, vượn, chồn, heo, dê, thỏ; Những loài bốn chân như vậy ta có thể đếm số lượng từng sợi lông một. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Đại Minh này một biến thì được công đức ấy ta không thể đếm số lượng được.

Thiện nam tử! Lại như núi Kim Cang Câu Sơn Vương kia, vuông mỗi bên tám vạn bốn ngàn du thiện na. Nơi núi ấy có người không già không chết, trải qua một kiếp nhiễu quanh núi chỉ được một vòng. Núi Vương như vậy ta lấy y Kiều Thi Ca có thể trải hết không sót. Nếu có người niệm sáu chữ Đại Minh này được công đức ta không thể nói hết số lượng.

Thiện nam tử! Lại như biển lớn sâu đến tám vạn bốn ngàn du thiện na, lỗ miệng rộng lớn vô lượng, ta có thể lấy một sợi lông nhét vừa hết không dư. Thiện nam tử! Nếu có người niệm một biến sáu chữ Đại Minh này được công đức mà ta không thể nói hết số lượng. Thiện nam tử! Lại như rừng cây Thi Lợi Sa, ta có thể đếm hết mỗi một lá.

Thiện nam tử! Nếu niệm một biến sáu chữ Đại Minh được công đức không thể nghĩ lường. Thiện nam tử! Lại như bốn đại bộ châu những kẻ nam người nữ, con trai con gái ở đầy khắp trong đó, những người này đều chứng Thất Địa Bồ Tát, chúng Bồ Tát ấy đã có công đức cùng với công đức người niệm sáu chữ Đại Minh này không khác.

Thiện nam tử! Trừ một năm mười hai tháng ra còn gặp năm nhuần mười hai tháng, lấy tháng dư nhuần ấy làm số năm đủ mãn một kiếp trên cõi trời, ở đó ngày đêm thường mưa lớn. Thiện nam tử! Ta có thể đếm số mỗi một hạt mưa kia được. Nếu có người niệm sáu chữ Đại Minh này một biến, công đức số lượng rất nhiều. Nơi ý ông nghĩ sao?

Thiện nam tử! Lại như vô số một trăm ức đức Như Lai ở tại một chỗ trải qua một kiếp của cõi trời; Lấy các thức ăn uống, y phục, ngọa cụ và thuốc thang đồ cần dùng. Các thứ ấy đem cúng dường cho các đức Như Lai mà cũng không thể đếm hết số lượng công đức của sáu chữ Đại Minh. Chẳng những ta ngày nay ở thế giới này mà ta từ trong định ra cũng không thể nghĩ bàn.

Thiện nam tử! Pháp gia hạnh vi diệu tương ưng của tất cả quán trí này, người đời sau sẽ được tâm pháp vi diệu ấy. Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, khéo an trụ sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni như thế.

Thiện nam tử! Ta lấy phước gia hạnh trải qua vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa thế giới, đến chỗ đức Như Lai Vô Lượng Thọ chấp tay ở trước, vì pháp ấy mà rơi lệ buồn khóc.

Bấy giờ đức Vô Lượng Thọ Như Lai thấy ta tại đó và vì đời sau mà bảo ta rằng: Thiện nam tử! Ông cần sáu chữ Đại Minh Vương quán hạnh Du Già đấy ư?

Bấy giờ ta bạch: Con cần pháp ấy Thế Tôn! Con cần pháp Thiện Thệ ấy, như người quá khát nước mà cần nước. Bạch Thế Tôn! Con vì sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni ấy mà du hành vô số thế giới. Vâng thờ cúng dường vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa Như Lai mà chưa từng được sáu chữ Đại Minh vương Đà Ra Ni.

Xin mong đức Thế Tôn cứu cái ngu độn cho con; Như không đầy đủ khiến con được đầy đủ; Mê mất đường về, dắt dẫn cho con thấy đường trở về; Nắng trời gay gắt, làm bóng che mát; Nơi ngã tư đường trồng cây Ta La. Tâm con khao khát mong cầu pháp ấy, cúi xin chỉ dạy, kiến được thiện trụ nơi đạo cứu cánh, mặc được áp giáp đội mũ Kim Cang.

Bấy giờ đức Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng diệu âm Ca Lăng tần già bảo Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát: Thiện nam tử! Ông thấy đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vì sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni này mà Ngài phải trải qua vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa thế giới.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 19:30 18/12/2024

Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ ngôi nhà cháy (P.2)

Kinh Phật 10:20 15/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên hoa sử dụng hình ảnh các loại xe đại diện cho các phương pháp tu, mỗi người có một pháp môn ưa thích riêng, người hành theo bố thí Bồ tát đạo, người quán 12 nhân duyên, người ẩn cư, người tu pháp Bắc truyền…

Kinh A Di Đà bằng tranh

Kinh Phật 08:22 15/12/2024

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược (P.1)

Kinh Phật 17:19 14/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa thuộc kiểu kép giữa pháp và ví dụ. “Diệu” là diệu kỳ, diệu pháp muốn nói tới sự màu nhiệm của pháp, ở đây là so sánh với hoa sen (Liên hoa). Hoa sen được ví dụ cho "pháp", tuy mọc ở nơi bùn bẩn nhưng lại không nhiễm bẩn.

Xem thêm